Soi hồ sơ Cty An Hưng Phát làm KDC gần 50 ha tại Long Thành

Giai đoạn 2016-2018, doanh thu và lợi nhuận của Công ty An Hưng Phát giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2019, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp này lại đột ngột tăng mạnh trở lại, đạt lần lượt 317 tỷ đồng và 140,8 tỷ đồng.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư Long Phước tại xã Long Phước, huyện Long Thành.
Dự án có diện tích lập quy hoạch gần 50 ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 11.000 - 11.5000 người. Các hạng mục bao gồm: Nhà ở riêng lẻ, chung cư, nhà ở xã hội, khu cây xanh,...
UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho Công ty CP Phát triển hạ tầng An Hưng Phát (Công ty An Hưng Phát) làm chủ đầu tư. Thời gian lập quy hoạch và trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt là 6 tháng kể từ ngày 9/7/2021.
Soi ho so Cty An Hung Phat lam KDC gan 50 ha tai Long Thanh
Ảnh minh họa. 
Theo tìm hiểu của PV, Công ty An Hưng Phát làm khu dân cư gần 50 ha tại Long Thành được thành lập vào tháng 3/2010, có địa chỉ tại khu phố Đồng (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
Tại thời điểm đăng ký thay đổi vào tháng 4/2019, doanh nghiệp có vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Ông Nguyễn Minh Hải là người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty, với tỷ lệ sở hữu 62,96% vốn điều lệ.
Ngoài ra, danh sách cổ đông của doanh nghiệp này còn có tên các cá nhân như: Nguyễn Thị Liên (5,04%), Trịnh Mai Loan (8,8%), Ngô Thị Thu Huế (4,4%), Hoàng Thị Ngọc Điệp (10,4%).
Tại tỉnh Đồng Nai, Công ty An Hưng Phát còn là chủ đầu tư của dự án khu dân cư và tái định cư xã Phước Tân. Dự án có quy mô gần 50ha. Đây là một trong nhiều dự án ở tỉnh Đồng Nai có đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thu hồi đất mà Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra làm rõ.
Về tình hình kinh doanh, trong giai đoạn 2016 - 2018, doanh thu của Công ty An Hưng Phát lần lượt giảm từ 80,4 tỷ đồng (năm 2016) xuống còn 47,8 tỷ đồng (năm 2017), và giảm tiếp còn 7,3 tỷ đồng vào năm 2018.
Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh từ 41,5 tỷ đồng (2016) xuống 5 tỷ đồng (2017) rồi -1 tỷ đồng (2018).
Đến năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của Công ty An Hưng Phát đột ngột tăng mạnh trở lại, đạt lần lượt 317 tỷ đồng và 140,8 tỷ đồng.
Về tài sản, giai đoạn 2016 - 2019, tổng tài sản của Công ty tăng rất mạnh từ 191 tỷ đồng lên 1.291 tỷ đồng, tức tăng gấp 6,7 lần. Nợ phải trả tăng nhanh từ 70,7 tỷ đồng lên 750 tỷ đồng, tức tăng khoảng 10 lần. Vốn chủ sở hữu tăng từ 120,8 tỷ đồng lên 541 tỷ đồng, tức tăng 4,4 lần.
Được biết, An Hưng Phát có một Công ty thành viên là Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Kiến Thiết (sở hữu 100%) cũng do Nguyễn Minh Hải làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.
Công ty này được lập tháng 3/2018, cùng trụ sở với Công ty mẹ - An Hưng Phát. Tổng tài sản của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2019 ở mốc 20 tỷ đồng, toàn bộ đều là vốn chủ sở hữu. Công ty này không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong cùng giai đoạn.

Sân bay Long Thành tác động thế nào đến bất động sản?

Các chuyên gia nhìn nhận dự án sân bay Long Thành sẽ tác động tích cực đến BĐS trong khu vực. Tuy nhiên, hạ tầng kết nối ở đây còn hạn chế, cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Tại toạ đàm về bất động sản Long Thành, Đồng Nai, PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá dự án sân bay Long Thành có vùng ảnh hưởng rất lớn. Trong bán kính 5 km, có tác động trực tiếp đến bất động sản dân cư; 10 km là các dịch vụ tiện ích cho sân bay, cho cư dân sống và làm việc tại sân bay.

Hé lộ đời tư kín tiếng 2 ái nữ chủ nhân Thuận Kiều Plaza

(Kiến Thức) - Hai cô con gái của bà Trương Mỹ Lan - chủ nhân của Thuận Kiều Plaza đều rất hiếm khi xuất hiện trước giới truyền thông.
 

Sau khi được trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến thu dung số 5 điều trị COVID-19, Thuận Kiều Plaza trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay.

Suất đầu tư SB Long Thành 188 triệu USD/triệu khách: Sân bay khác có cao thế?

(Kiến Thức) - Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu đơn vị tư vấn thẩm tra cần làm rõ nguyên nhân, lý do khiến suất vốn đầu tư sân bay quốc tế Long Thành 188 USD/triệu hành khách. Từ thông tin này, dư luận đặt câu hỏi: Sân bay khác có cao thế?

Trong văn bản nêu ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 mà Bộ Tài chính vừa gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng suất vốn đầu tư sân bay Long Thành 188 triệu USD/triệu hành khách “đang là ở ngưỡng cao”.

Trong khi tư vấn thẩm tra lại có đánh giá phân tích nguồn nguyên liệu, máy móc, thiết bị; phương án lựa chọn công nghệ cơ bản là các vật liệu sử dụng sẵn có, điển hình tại thị trường trong nước, thân thiện với môi trường, có thể huy động được,...