![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đang dở câu chuyện thì điện thoại báo tin nhắn, bạn mở máy đọc rồi hồ hởi: "Ông ấy hẹn vợ đi ăn trưa. Cậu thấy khác chưa, ngày xưa cơ quan vợ chồng cách nhau mấy trăm mét nhưng có bao giờ ông chịu đi ăn một bữa với vợ đâu. Giờ thì cách mấy km cũng hẹn hò bằng được".
Bữa trưa hôm đó, vợ chồng bạn mời cơm rồi hàn huyên chuyện quay về "bến cũ". Thu Vân còn nhớ, ngày họ chia tay ai cũng thầm tiếc cho cuộc hôn nhân được nhiều người mến mộ. Họ đến với nhau bằng một tình yêu gần 8 năm, trải qua bao thử thách. Mỗi lần đến thăm tổ ấm của họ, mọi người đều ao ước bởi tất cả đều hoàn hảo từ vợ, chồng, con cái, kinh tế...
Ấy vậy mà một ngày họ đùng đùng dắt nhau ra toà ly hôn, bố mẹ, con cái níu kéo thế nào cũng không được. Vị thẩm phán xét xử vụ án ly hôn của họ bảo lý do đổ vỡ là do cái tôi cá nhân của cả vợ lẫn chồng quá lớn. Cô vợ có chút thăng tiến trong công việc nên cho mình cái "quyền" bận rộn, quyền bắt chồng phải thông cảm. Còn anh chồng cũng có chút địa vị xã hội nên "so quyền lãnh đạo" cao thấp trong gia đình với vợ. Mỗi người đều có một cái lý cộng với cái tôi cá nhân cực đoan khiến xung đột của họ ngày càng lớn. Và thay vì tìm giải pháp để tháo gỡ họ lại ký vào đơn ly hôn với ý nghĩ: "Không có anh/cô, tôi vẫn sống tốt".
Ảnh minh họa.
Cuộc sống chung ở "bến mới" không có khởi nguồn từ một tình yêu sâu đậm mà chỉ bắt đầu bằng sự cảm thông. Và vì ai cũng đã một lần đổ vỡ, thẳm sâu trong tâm hồn của mỗi người đều có dấu ấn của người cũ. Lại thêm áp lực từ trách nhiệm đối với con riêng của mỗi người luôn đè nặng, khiến khoảng cách lớn dần lên.
Tương tự, anh cũng tìm được người mới trẻ trung, tràn đầy sức sống. Nhưng khoảng cách tuổi tác, trách nhiệm với đứa con riêng đang sống cùng đã khiến anh nhận ra "bến mới" không có nhiều "ma lực" khiến anh muốn quay về như "bến cũ". Cuộc sống chung hiện tại tựa như một cuộc trao đổi: Anh có tiền, có địa vị, đối phương có tuổi trẻ, nhan sắc còn cái tình hiện hữu rất mỏng.
Gần 4 năm, họ một lần nữa từ bỏ tất cả trở về cuộc sống đơn thân. Lúc bấy giờ những đứa con sống sa sút sau ngày bố mẹ ly hôn đã vô tình kéo họ về lại bên nhau. Cô bạn bảo:
- Trước ngày ra phường đăng ký kết hôn lại, mình và anh ấy cùng thống nhất lập ra một bản "kế hoạch" xây hạnh phúc mới. Sở dĩ nó phải mới là để không lặp lại vết xe đổ của hạnh phúc cũ.
Nghe Thu Vân hỏi việc xây hạnh phúc mới như thế nào, anh chồng nắm chặt tay vợ nói: “Phải học nhiều thứ lắm, từ cách cãi nhau thế nào để giải quyết được vấn đề mà không làm tổn thương nhau, đến cách "giữ vợ, giữ chồng" qua từng bữa ăn cùng nhau như thế này, quyền "lãnh đạo, chỉ huy" trong gia đình cũng phải biết phối hợp tiến lùi cùng nhau chứ không phải cả hai "cùng tiến" như trước nữa. Nói tóm lại là học hàng ngày đấy cô ạ!”.
Nhìn ánh mắt lấp lánh của cô bạn, Thu Vân cũng mừng lây, mong rằng bạn mãi giữ được hạnh phúc mới như bây giờ!
Phụ nữ rất thích học hỏi những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình. Bằng chứng, các buổi nói chuyện của các chuyên gia tâm lý luôn đông nghẹt phụ nữ; các sô truyền hình thực tế có hình ảnh vợ chồng, con cái chiếm cảm tình của các bà vợ ngay. Còn chương trình nấu ăn (dù không có thời gian nấu) các bà vẫn nhiệt tình xem. Sách, báo viết về các bí quyết giữ tìn tình yêu luôn được các bà đặt để dưới gối.
Trong tất cả các môn, các bà thích nhất là môn giữ chồng, đó cũng là môn khó nhất. Sao phải giữ, mất đi đâu, mà sợ. Các bà bảo, không phải lo ai lấy mất, mà sợ nhất là sống cứ nhàn nhạt, chán chán, chả còn cảm hứng gì hết! Sợ tình phai. Vậy là các bà âm thầm, âm ỉ nổ lực, chiến đấu với kẻ thù nhàm chán. Trở thành một người đàn bà luôn mới lạ, quyến rũ đối với chồng luôn là một gian nan.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cái hay cần học hỏi, vậy là bà nhắn tin cho chồng hẹn ông chiều nay gặp nhau ở khách sạn. Ông chồng vội vã gọi lại cho bà vợ: “Bà bị sao vậy, cháy nhà rồi à”. Bà chưng hửng, không giải thích gì thêm, khiến cho ông chồng nửa đùa, nửa thật nói với đứa con gái trong buổi cơm tối: “Má bây có bồ đó nghen, nhắn tin nhầm qua máy của ba…hehe”. Bà tức điên.
Đôi khi chuyện khó nói giữa vợ chồng chẳng liên quan gì đến gối chăn, mà bà vợ cũng không mở lời được. Là vầy, bà thấy bà vợ 3 con hạnh phúc tiết lộ trên FB một trong những bí kíp làm mới tình cảm vợ chồng là bất ngờ hẹn hò nhau ở khách sạn. Vợ chồng nhà đó, hơn 10 năm rồi mà cứ như tình nhân, nhờ lâu lâu trốn con cái đi hẹn hò gặp gỡ riêng tư với nhau. Thế là bà học theo, dè đâu, lão chồng bà nhìn bà như người bị tự kỷ. Đã thế, thì bà để cho tình nhạt luôn.
Bà Đào Thị Túy Quyên, quyết tâm đòi quà trong ngày 8/3 vừa qua. Điều đó, làm ông chồng suýt ngất. Lấy nhau đã hơn 7 năm, tự nhiên, năm nay bà nghiêm giọng nói một hơn với ông: “Em muốn có quà, vì em là phụ nữ, em đẹp hay em xấu, em ngoan hay em hư, em hiền hay em dữ không quan trọng, em muốn anh tặng quà vì em là của anh, là vợ anh”.
Trời! Ông chồng sờ trán bà vợ: “Cũng đâu có nóng lắm”. Đợi bà vợ bình thân, ông chồng mới phát biểu: “Tiền lương tui nộp cho bà hết rồi, bà thích gì thì cứ mua, tui biết gì, còn không thì bà đưa tui mấy trăm, tui đi mua..”. Bà vợ tẻn tò, thấy câu “thần chú” bà copy từ một bài báo trên mạng, không hiệu quả. Tác giả của bài báo cho biết, cô ấy luôn đòi hỏi quà vào các dịp sinh nhật, ngày cưới, 8/3…nhờ thế mà ông chồng rất tiến bộ trong việc thể hiện sự quan tâm đối với vợ. Bà tâm đắc với ý tưởng: Vợ không có quà không thể đổ lỗi hết cho chồng vô tư, mà bà vợ phải có nhiệm vụ tạo ra một ông chồng luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu vợ mình”. Thế nhưng, sao khi áp dụng lý thuyết đó vào thực tế, bà vợ thấy mình biến thành một người đàn bà coi trọng vật chất, đòi hỏi. Ông chồng thì bảo con gái: “Theo dõi má nghen con, hổm rày, má hơi lạ, chắc do làm việc căng thẳng”.
Bà Nguyễn Thái Chinh, sau một hồi nhỏ to tâm sự qua điện thoại với người bạn thân là Việt kiều, đã được bạn truyền cảm hứng để làm cuộc cách mạng trong hôn nhân. Theo lời chỉ dẫn của bạn, bà đã đầu tư mạnh vào phòng ngủ vợ chồng, thay ra, đổi nệm, ánh sáng thay vì tối thui, áo mỏng thay cho đồ bộ, nến thơm…Thấy bà vợ yểu điệu, lướt qua, lướt lại, ông chồng trợn mắt lên (chứ không hề say đắm như trong kịch bản), rồi ông phán: “Bà làm ơn tắt giùm cái nến, có ngày chết cháy như heo quay, tối thui tôi mới ngủ được, mà bà cũng ngủ đi chứ, đứng trong góc chi vậy…”. Bà vợ ê chề cảm thấy không thể cải tạo lão chồng vừa quê, vừa bảo thủ. Vợ chồng thì cứ ngày càng như bạn bè, chẳng còn một chút lãng mạn, hồi hộp, toàn bực bội.
Sao y bản chính trong việc làm tươi mới quan hệ vợ chồng, nhưng sao các bản photo lại không thành công rực rỡ? Có lẻ, vì mỗi người đều có cá tính, văn hóa, lối sống khác nhau…nên cách của người này khó thành cách của người kia. Vì thế, khi copy và thực hiện, cần xem xét đến yếu tố phù hợp với gia cảnh của mình.
“Anh chị đã ra tòa rồi, vài ngày nữa sẽ có quyết định ly hôn chính thức”- chị thông báo khi tôi ghé thăm. Nhìn bên ngoài, chị vẫn bình thản nhưng tôi biết đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn với chị khi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân gần 20 năm của mình.
“Tôi sẽ có vợ mới, con mới”
Chị kể ngày chị và anh ra tòa cũng nhẹ nhàng vì cái gì cần nói đã nói với nhau hết rồi. Vả lại, anh chị là người có học thức, địa vị nên cũng không có gì phải lớn tiếng.
Những tài sản cha mẹ để lại thuộc quyền sở hữu của chị. Còn những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì hơn 95% mua được từ lợi nhuận của tài sản gia đình chị (chị cho thuê 7.000 m2 đất tại một quận nội thành TP HCM) nên anh không thể đòi chia. Trước nay, với thu nhập của chồng, chị đều bảo anh để riêng để chăm lo cho gia đình bên đó nên anh không đòi phân chia tài sản mà yêu cầu chị phải đưa 4 tỉ đồng để ra đi.
Chị đồng ý yêu cầu của anh nhưng đến phần cấp dưỡng cho con thì lựng khựng. Chị cho con đi học trường quốc tế, có tài xế đưa đón, có người giúp việc lo... Tính chi phí khoảng 40 triệu đồng/tháng, chị yêu cầu hỗ trợ 20 triệu đồng/tháng để nuôi con nhưng anh lắc đầu: “Tôi sẽ có vợ mới, con mới, vì thế không lo được”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi nghe cũng sững sờ vì từng chứng kiến anh vui mừng thế nào khi thằng bé ra đời. Anh chăm lo, cưng chiều nó còn hơn trứng mỏng. Anh chị hiếm muộn, cưới nhau hơn chục năm, chạy chữa đủ mọi cách mới có được đứa con, vậy mà... Tôi không biết nói gì, chỉ nắm chặt tay chị.
Tìm đủ cách thoái thác
Khi tình cảm vợ chồng còn mặn nồng thì con cái là vàng, là ngọc nhưng đến lúc hôn nhân đổ vỡ, nhiều người lại “bỏ quên” luôn con của mình.
Bà N.T.D - thẩm phán TAND quận 1, TP HCM - cho biết có những vụ án ly hôn, cuộc chiến giành con cái còn khốc liệt hơn cả tranh giành tài sản. Tuy nhiên, có nhiều vụ khi nhắc đến con cái, nhiều người đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Còn chuyện cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì càng khó thực hiện. Nhiều người tìm đủ mọi cách thoái thác hoặc chỉ làm được vài tháng đầu rồi lờ đi.
Mới đây, một phụ nữ trẻ đẹp, sang trọng đến tìm thẩm phán D. để trình bày những khó khăn dẫn đến việc cô không thể cấp dưỡng nuôi con. Người phụ nữ này cho biết cô ta phải sống nhờ nhà cha mẹ ruột, không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định nên xin cho miễn khoản cấp dưỡng hằng tháng. Sau một hồi nghe cô ta kể lể dông dài, thẩm phán D. buột miệng khen: “Tóc của chị đẹp quá, chắc làm nhiều tiền lắm hả?”. Người phụ nữ này vui vẻ khoe: “Em mới làm tóc hơn 1,5 triệu đồng đó. Mỗi tháng phải đi đổi kiểu, hấp dầu một lần...”.
“Khi tôi hỏi sao không để 1,5 triệu đồng/tháng đó lo cho con thì chị ấy im lặng. Tôi không hiểu nổi tại sao có nhiều người tính toán, chi ly ngay cả với con cái của mình - những đứa trẻ rất thiếu thốn tình cảm vì sống trong một gia đình đổ vỡ” - thẩm phán D. băn khoăn.