Sóc Sơn giải tỏa bãi VLXD trái phép sau phản ánh của Báo Kiến Thức

(Kiến Thức) - Sau phản ánh của Báo Kiến Thức về bãi vật liệu trái phép trên đất nông nghiệp tại địa bàn xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), UBND huyện Sóc Sơn đã giải tỏa bãi VLXD này, trả lại đất về nguyên hiện trạng.

Mới đây, Báo Kiến Thức nhận được văn bản phản hồi của UBND huyện Sóc Sơn về việc giải tỏa bãi chứa cát, sỏi trái phép trên địa bàn xã Việt Long sau bài báo phản ánh về tình trạng vi phạm xây dựng trên địa bàn.

Theo đó, sau khi kiểm tra, UBND huyện Sóc Sơn đã giao cho Phòng Tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND xã Việt Long thường xuyên kiểm tra, giám sát và yêu cầu ông Nguyễn Văn Vinh (chủ bãi chứa cát, sỏi trái phép – PV) giải tỏa dứt điểm bãi chứa cát sỏi xong trước ngày 30/4, đối với trữ lượng khoảng 600 m3 cát và 80 m3 sỏi tồn trên bãi.

Soc Son giai toa bai VLXD trai phep sau phan anh cua Bao Kien Thuc
Sóc Sơn giải tỏa bãi VLXD trái phép sau phản ánh của Báo Kiến Thức.

Đến nay, toàn bộ lượng cát, sỏi tồn tại bãi của ông Nguyễn Văn Vinh đã được giải tỏa triệt để theo đúng thời gian yêu cầu.

Trước đó, ngày 6/4, Báo Kiến Thức đã có bài Hà Nội: Đất nông nghiệp bị sử dụng sai phép, chính quyền Sóc Sơn có làm ngơ?khiến người dân địa phương bức xúc. 

Cụ thể, bãi tập kết vật liệu xây dựng tại khu Soi Vạn, thôn Lương Phúc rộng 1.800m2 tồn tại hàng năm không phép trên đất nông nghiệp nhưng không bị xử lý. Hằng ngày, nhiều xe chở vật liệu ra vào gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. 

Điều đáng nói, mặc dù chính quyền xã đã chấm dứt cho thuê và thu hồi đất, thế nhưng 1 năm qua, bãi cát, sỏi trên vẫn ngang nhiên hoạt động mà không bị xử lý.

>>> Xem thêm video: Bất lực hay buông lỏng quản lí trong khai thác, vận chuyển cát trái phép?

Nguồn VTV 24.


Vật liệu xây dựng “xanh” góp phần hiện thực hóa công trình “xanh”

(Kiến Thức) - Trước những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra, “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” hay “kiến trúc bền vững” là xu hướng đang được các kiến trúc sư thiết kế ngày càng quan tâm khi kiến tạo các công trình xây dựng. 

Đóng một vai trò quan trọng trong đó, các loại vật liệu xây dựng “xanh”, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng được chú trọng sử dụng, nhằm khai thác hiệu quả tối ưu, mang lại không gian sống “giá trị”, chất lượng cho người dùng.

Hà Nội: Đất nông nghiệp bị sử dụng sai phép, chính quyền Sóc Sơn có làm ngơ?

(Kiến Thức) -Thời gian qua, PV nhận được phản ánh của người dân xã Viết Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội về tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích ở địa phương, sai phạm kéo dài thế nhưng chính quyền có dấu hiệu "làm ngơ" cho sai phạm.

Sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp, chính quyền làm ngơ?
Theo phản ánh của người dân, xã Việt Long (Sóc Sơn, Hà Nội), trên địa bàn thời gian qua xảy ra tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích khiến dư luận địa phương bức xúc.

Mổ xẻ thủ đoạn của Phạm Công Danh khiến ông Trần Bắc Hà “ngậm đắng“

(Kiến Thức) - Bằng việc lập ra 12 công ty "ma" với các giám đốc là nhân viên, bảo vệ, lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã khiến ông Trần Bắc Hà và dàn lãnh đạo BIDV bị qua mặt dễ dàng.

Một trong những sai phạm khiến ông Trần Bắc Hà - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị Ủy ban Kiểm tra TW đề nghị kỷ luật là do đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay tổng cộng 4.700 tỷ. Qua đó, gián tiếp gây ra thiệt hại khổng lồ lên tới hàng nghìn tỷ cho Ngân hàng Xây dựng VNCB.
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao một người sành sỏi về ngành tài chính – ngân hàng như ông Trần Bắc Hà hay các ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang – Phó Tổng Giám đốc BIDV đều là những “cao thủ thượng thừa” lại bị Phạm Công Danh dễ dàng qua mặt. Danh đã dùng thủ đoạn tinh quái tới cỡ nào để khiến ông Trần Bắc Hà phải “ngậm quả đắng”?