Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Sợ Trung Quốc, Mỹ nâng cấp toàn bộ tiêm kích F-15C/D?

27/12/2016 09:00

(Kiến Thức) - Đó là nhận định của mạng Sina khi Không quân Mỹ quyết định nâng cấp toàn bộ số tiêm kích F-15C/D có trong biên chế lên biến thể mới.

Trà Khánh

Hình ảnh nhà tre Việt Nam ngoạn mục rinh giải quốc tế

Nhà tre độc lạ Hà Nội xuất hiện bừng sáng trên báo Mỹ

Nhà tre Việt Nam gây ấn tượng mạnh tại triển lãm Italy

Tận mục nhà tre lớn nhất Việt Nam vừa lập kỷ lục

Tận mục nhà tre Việt vừa rinh giải quốc tế

Hiện tại Quân đội Mỹ có trong biên chế 254 chiếc tiêm kích F-15C/D được phân bố đều cho không quân và lực lượng vệ binh quốc gia. Sau khi được nâng cấp, số F-15C/D trên sẽ có thể hoạt động thêm ít nhất 14 năm nữa mà không cần trải qua thêm bất cứ chương trình đại tu nào khác và quan trọng nhất là chúng sẽ phục vụ trong Quân đội Mỹ đến năm 2025. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại Quân đội Mỹ có trong biên chế 254 chiếc tiêm kích F-15C/D được phân bố đều cho không quân và lực lượng vệ binh quốc gia. Sau khi được nâng cấp, số F-15C/D trên sẽ có thể hoạt động thêm ít nhất 14 năm nữa mà không cần trải qua thêm bất cứ chương trình đại tu nào khác và quan trọng nhất là chúng sẽ phục vụ trong Quân đội Mỹ đến năm 2025. Nguồn ảnh: Sina.
Nhằm duy trì ưu thế trên không vốn có của F-15, biến thể F-15C sẽ được nâng cấp lên chuẩn F-15 2040C tập trung vào việc cải thiện khả năng không chiến của máy bay. Ngoài việc sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới F-15 2040C còn có thể mang theo 16 tên lửa không đối không gấp đôi con số 8 tên lửa như trên F-15C. Nguồn ảnh: Sina.
Nhằm duy trì ưu thế trên không vốn có của F-15, biến thể F-15C sẽ được nâng cấp lên chuẩn F-15 2040C tập trung vào việc cải thiện khả năng không chiến của máy bay. Ngoài việc sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới F-15 2040C còn có thể mang theo 16 tên lửa không đối không gấp đôi con số 8 tên lửa như trên F-15C. Nguồn ảnh: Sina.
Vai trò F-15 2040C không gì khác chính là hỗ trợ cho phi đội chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor. Và nó sẽ là sự bổ sung cần thiết trong giai đoạn “con cưng” lắm tài nhiều tật F-35A của Không quân Mỹ được đưa vào trang bị. Thậm chí trong tình huống xấu nhất nếu chương trình F-35 không thành công thì F-15 hay các biến thể của nó vẫn có thể tiếp tục sứ mệnh của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Vai trò F-15 2040C không gì khác chính là hỗ trợ cho phi đội chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor. Và nó sẽ là sự bổ sung cần thiết trong giai đoạn “con cưng” lắm tài nhiều tật F-35A của Không quân Mỹ được đưa vào trang bị. Thậm chí trong tình huống xấu nhất nếu chương trình F-35 không thành công thì F-15 hay các biến thể của nó vẫn có thể tiếp tục sứ mệnh của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ năm 2000, Không quân Mỹ đã bắt đầu chương trình nâng cấp dành cho F-15C/D với việc trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-63 (V) 2 và sau đó là AN/APG-63 (V) 3, cho phép những chiếc F-15C/D có thể triển khai được tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ năm 2000, Không quân Mỹ đã bắt đầu chương trình nâng cấp dành cho F-15C/D với việc trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-63 (V) 2 và sau đó là AN/APG-63 (V) 3, cho phép những chiếc F-15C/D có thể triển khai được tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM. Nguồn ảnh: Sina.
Đi kèm với AN/APG-63 không thể kể tới hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại IRST trên F-15C/D. Bản thân hệ thống điện tử mới trên F-15C/D được phát triển dựa trên nhiều nền tảng khác nhau đến từ các tập đoàn quốc phòng hàng đầu như Boeing, Lockheed Martin và Northrop Grumman. Nguồn ảnh: Sina.
Đi kèm với AN/APG-63 không thể kể tới hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại IRST trên F-15C/D. Bản thân hệ thống điện tử mới trên F-15C/D được phát triển dựa trên nhiều nền tảng khác nhau đến từ các tập đoàn quốc phòng hàng đầu như Boeing, Lockheed Martin và Northrop Grumman. Nguồn ảnh: Sina.
Theo tạp chí National Interest kể từ năm 1980 đây được xem là lần nâng cấp lớn nhất dành cho dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không F-15 của Mỹ. Và nó vẫn sẽ là đối trọng lớn nhất đối với các dòng tiêm kích đa năng Su-30 của Nga hay tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Theo tạp chí National Interest kể từ năm 1980 đây được xem là lần nâng cấp lớn nhất dành cho dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không F-15 của Mỹ. Và nó vẫn sẽ là đối trọng lớn nhất đối với các dòng tiêm kích đa năng Su-30 của Nga hay tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976, cho đến nay F-15 đã phục vụ trong Không quân Mỹ đã tròn 40 năm, nó là mẫu tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực có thể hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Và nhiệm vụ chính là của F-15 khi đó là đè bẹp mọi chiến đấu cơ của Liên Xô trong một trận không chiến. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976, cho đến nay F-15 đã phục vụ trong Không quân Mỹ đã tròn 40 năm, nó là mẫu tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực có thể hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Và nhiệm vụ chính là của F-15 khi đó là đè bẹp mọi chiến đấu cơ của Liên Xô trong một trận không chiến. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù kỳ vọng sự xuất hiện của F-22 sẽ giúp Không quân Mỹ dần loại biên F-15C/D và chỉ giữ lại biến thể mới nhất là F-15E, tuy nhiên trong quá trình triển khai Lầu Năm Góc nhận ra rằng chỉ mình F-22 không thôi là chưa đủ để Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên không trước các quốc gia thù địch. Do đó F-15C/D vẫn được giữ lại như một trường hợp dự phòng. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù kỳ vọng sự xuất hiện của F-22 sẽ giúp Không quân Mỹ dần loại biên F-15C/D và chỉ giữ lại biến thể mới nhất là F-15E, tuy nhiên trong quá trình triển khai Lầu Năm Góc nhận ra rằng chỉ mình F-22 không thôi là chưa đủ để Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên không trước các quốc gia thù địch. Do đó F-15C/D vẫn được giữ lại như một trường hợp dự phòng. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã nói ở trên, F-15E Strike Eagle là biến thể F-15 hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay, nó được McDonnell Douglas (bây giờ là Boeing) phát triển từ cuối những năm 1980 dựa trên biến thể F-15 tiêu chuẩn. Khác với F-15, F-15E được thiết kế dành cho nhiệm vụ đánh chặn tầm xa hoặc tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã nói ở trên, F-15E Strike Eagle là biến thể F-15 hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay, nó được McDonnell Douglas (bây giờ là Boeing) phát triển từ cuối những năm 1980 dựa trên biến thể F-15 tiêu chuẩn. Khác với F-15, F-15E được thiết kế dành cho nhiệm vụ đánh chặn tầm xa hoặc tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay từ đầu F-15E đã được trang bị sẵn trang thiết bị điện tử vượt trội hổ trợ cả tác chiến điện tử với hệ thống radar AESA AN/APG-82 (V) 1, pod IRST Lockheed Martin Sniper XR, pod áp chế điện tử AN/ALQ-131 và nhiều thiết bị điện tử khác giúp nó có thể sống sót trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay từ đầu F-15E đã được trang bị sẵn trang thiết bị điện tử vượt trội hổ trợ cả tác chiến điện tử với hệ thống radar AESA AN/APG-82 (V) 1, pod IRST Lockheed Martin Sniper XR, pod áp chế điện tử AN/ALQ-131 và nhiều thiết bị điện tử khác giúp nó có thể sống sót trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Về hệ thống động cơ F-15E vẫn được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-229 có công suất 29.000lbf cho phép máy bay có thể đạt tới vận tốc Mach 2.5+ (tương đương 3.017km/h). Bán kính chiến đấu hiệu quả của nó hơn 1.200km và có trần bay tối đa là 18.200m. Nguồn ảnh: Sina.
Về hệ thống động cơ F-15E vẫn được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-229 có công suất 29.000lbf cho phép máy bay có thể đạt tới vận tốc Mach 2.5+ (tương đương 3.017km/h). Bán kính chiến đấu hiệu quả của nó hơn 1.200km và có trần bay tối đa là 18.200m. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống vũ khí trên F-15E gồm có pháo tự động 20mm M61A1 Vulcan, 12 giá treo có khả năng mang theo hơn 10 tấn vũ khí các loại trong đó trang bị chính gồm tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất AGM-154 và AGM-158 JASSM. Cùng với đó là các loại bom thông dụng hoặc bom dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống vũ khí trên F-15E gồm có pháo tự động 20mm M61A1 Vulcan, 12 giá treo có khả năng mang theo hơn 10 tấn vũ khí các loại trong đó trang bị chính gồm tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất AGM-154 và AGM-158 JASSM. Cùng với đó là các loại bom thông dụng hoặc bom dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: Sina.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status