Sợ Nga, Mỹ tái sản xuất tên lửa đạn đạo MGM-140

(Kiến Thức) - Tập đoàn Lockheed Martin đã nối lại sản xuất tên lửa đạn đạo MGM-140 TACMS tầm bắn 300 km sau 2 năm gián đoạn.

Ngày 30/3, hãng tin Sputnik cho biết, việc sản xuất tên lửa đạn đạo MGM-140 TACMS đã được nối lại tại nhà máy của tập đoàn Lockheed Martin ở tiểu bang Arkansas sau 2 năm gián đoạn.

Trong thông cáo báo chí của tập đoàn Lockheed Martin phát hành vào ngày 29/3, Ken Musculus, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực Tên lửa của tập đoàn nói: “Việc khởi động lại sản xuất TACMS là tin tốt đối với khách hàng của chúng tôi cần tìm kiếm vũ khí tấn công chính xác cao”. Tuy nhiên, ông không tiết lộ khách hàng của đợt sản xuất mới này.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật TACMS đang nhận được sự quan tâm của nhiều đồng minh Mỹ. Vũ khí này có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao từ khoảng cách 300 km. Hàn Quốc, Phần Lan, Ả Rập Xê-út và một số quốc gia vùng Vịnh đã trở thành khách hàng của TACMS.

So Nga, My tai san xuat ten lua dan dao MGM-140
Tên lửa đạn đạo chiến thuật TACMS của Mỹ phóng trong một cuộc tập trận vào năm 2006. Ảnh: Quân đội Mỹ 

Ưu điểm của tên lửa MGM-140 TACMS là có thể phóng từ pháo phản lực phóng loạt M270 hoặc HIMARS. Đạn tên lửa có đường kính 610 mm, nó được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính và định vị toàn cầu GPS.

TACMS từng được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, khoảng 32 tên lửa đã được phóng đi. Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, 450 tên lửa đã được phóng vào các mục tiêu của quân đội Iraq.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật đang trở thành vũ khí lợi hại mà quân đội nhiều nước muốn sở hữu. Vũ khí này cho phép thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu hoặc đáp trả vào những mục tiêu quan trọng của đối phương. Nga, Mỹ và một số quốc gia khác đang đẩy mạnh việc sản xuất tên lửa chiến thuật để sử dụng và xuất khẩu cho các nước trên thế giới.

Khó đỡ Ukraine lấy tiêm kích MiG-21 Yemen bán cho Croatia

(Kiến Thức) - Theo cơ quan điều tra Croatia, Ukraine đã lấy 5 chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 thuộc tài sản của Yemen để bán cho quốc gia này.

Clip MiG-21 của Croatia:

Kinh ngạc dàn vũ khí hiện đại Quân đội Ả Rập Xê-út

(Kiến Thức) - Dù sở hữu lực lượng hùng mạnh ở Trung Đông, tuy nhiên Quân đội Iran vẫn phải kiềng nể ít nhiều Quân đội Ả Rập Xê-út.

Kinh ngac dan vu khi hien dai Quan doi A Rap Xe-ut
Trong tổ chức trang bị Quân đội Ả Rập Xê-út, Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út (RSAF) là lực lượng trang bị hiện đại nhất Trung Đông.  RSAF là lực lượng thứ 2 sau Mỹ sở hữu số lượng lớn nhất tiêm kích F-15 Eagle phiên bản đa nhiệm và chiếm ưu thế trên không. RSAF có trong biên chế 156 chiếc F-15 trong đó có 86 chiếc chiếm ưu thế trên không, 70 chiếc F-15SA với radar AESA tối tân.

Mục kích nơi sửa chữa siêu pháo phản lực M270

(Kiến Thức) - Hãy cùng vào thăm quan bên trong nhà máy sửa chữa các hệ thống pháo phản lực M270 cực mạnh của Quân đội Pháp. 

Muc kich noi sua chua sieu phao phan luc M270
 Hiện nay, trong biên chế pháo binh Quân đội Pháp duy trì 13 khẩu pháo phản lực M270 cực kỳ mạnh mẽ do Mỹ sản xuất. Mới đây, báo chí Pháp đã đăng tải một số hình ảnh bên trong nơi sửa chữa, bảo dưỡng các loại siêu pháo này của Pháp.