Sợ COVID-19, Brunei dè chừng luôn nhiều nước Đông Nam Á

Ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết tính đến thời điểm hiện tại đã có 15 nước cấm hoặc siết chặt nhập cảnh từ Hàn Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phóng viên TTXVN dẫn thông báo của bộ trên cho biết ngày 22/2 vừa qua, Israel đã từ chối nhập cảnh đối với khoảng 130 người Hàn Quốc đi trên chuyến bay KE957 của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc (Korean Air) tới thành phố Tel Aviv. Chính phủ Israel ngày 23/2 ra thông báo từ ngày 24/2 sẽ áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từng lưu trú tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong vòng 14 ngày.
Bahrain cũng thực hiện biện pháp tương tự đối với người nước ngoài đến từ những quốc gia phát sinh dịch COVID-19 từ ngày 21/2. Chỉ những công dân Hàn Quốc sở hữu thẻ cư trú tại Bahrain mới được nhập cảnh nhưng phải được kiểm tra y tế và cách ly.
Tương tự, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như CH Kiribati, Samoa, và Samoa thuộc Mỹ cũng đã chặn nhập cảnh từ Hàn Quốc. CH Mauritius đã áp dụng lệnh cấm nhập cảnh và cho cách ly với du khách là người Hàn Quốc.
So COVID-19, Brunei de chung luon nhieu nuoc Dong Nam A
 Hành khách di chuyển tại sân bay quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, Israel ngày 22/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Brunei xác định các nước Hàn Quốc, Nhật Bản cùng một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Thái Lan là những nước “lây nhiễm cao”, và tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe của những người nhập cảnh từ những quốc gia trên trong thời gian 2 tuần.
Anh cũng yêu cầu những người từng ghé thăm 7 nước, trong đó có Hàn Quốc, phải tự cách ly và khai báo khi xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 trong vòng 14 ngày. Brazil yêu cầu những công dân nhập cảnh từ 7 nước (gồm cả Hàn Quốc và Triều Tiên) hợp tác kiểm dịch cũng như cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe.
Qatar và Oman cũng tiến hành cách ly những cá nhân, tổ chức từng tới thăm Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran, Singapore trong 2 tuần qua. Ethiopia, Turkmenistan kêu gọi người dân nhập cảnh từ các nước có dịch COVID-19 hạn chế tiếp xúc với người nhà, người quen, và cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe. Kazakhstan cũng tiến hành theo dõi y tế trong vòng 24 ngày đối với công dân Hàn Quốc nhập cảnh.
Tại Macau (Trung Quốc), những người từng tới thăm Hàn Quốc trong vòng 2 tuần trở lại đây sẽ phải trải qua quá trình kiểm dịch kéo dài hơn 6 tiếng tại một trung tâm thể thao.
Cộng hòa Uganda cũng đang yêu cầu người dân có triệu chứng nghi ngờ, từng tới các nước có dịch phải tự cách ly trong 14 ngày.
Chính phủ Jordan cũng công bố áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh đối với người Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng yêu cầu người dân chú ý khi đi du lịch Hàn Quốc. Bộ Ngoại giao và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/2 nâng cảnh báo du lịch tới Hàn Quốc và Nhật Bản lên mức hai. Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cùng ngày 22/2 cũng nâng cảnh báo du lịch tới Hàn Quốc lên mức hai là "cảnh giác", hai ngày sau khi ban lệnh cảnh báo ở mức một là "chú ý".
Đặc biệt, nhiều quốc gia khác như Anh và Singapore khuyến cáo người dân hạn chế đi du lịch tới các ổ dịch ở Hàn Quốc như thành phố Daegu, huyện Cheongdo thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang.
Theo hãng tin Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ chia sẻ chính xác tình hình dịch bệnh cũng như những nỗ lực phòng dịch của Seoul đến chính phủ các nước. Đến thời điểm này, dù số ca nhiễm bệnh tại Hàn Quốc tăng mạnh (lên tới 763 người) và có 7 người tử vong song không có sự lây lan trên diện rộng mà chỉ hạn chế ở một số địa phương như thành phố Daegu, tỉnh Bắc Gyeongsang, và ở một số nhóm người đặc biệt như những tín đồ thuộc giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa).
Trong khi hơn 50% tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc có liên quan đến những tín đồ của giáo phái Shincheonji cũng như những người tiếp xúc gần với họ tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang, nhiều nhà thờ trên khắp cả nước đã tạm thời đình chỉ các buổi lễ cũng như dịch vụ công. Trong một thông báo trực tuyến ngày 23/2, giáo phái Shincheonji cho biết đã tạm thời đóng cửa 1.100 nhà thờ và các tòa nhà lân cận trên khắp Hàn Quốc.
Nhà thờ của giáo phái Shincheonji cũng được cho là tâm dịch khi nhiều tín đồ của giáo phái mới đây thực hiện chuyến hành hương tới Israel đã được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Cùng ngày 24/2, giới chức y tế Hàn Quốc cho biết đã ghi nhận tổng cộng 29 người Hàn Quốc tham gia chuyến hành hương tới Israel nhiễm bệnh.
Trong số 39 người hành hương từ tỉnh Bắc Gyeongsang đến Israel từ ngày 8-16/2 vừa qua, 11 người được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 và 18 người còn lại được xác nhận dương tính với virus chết người này. Trong số các ca nhiễm bệnh, 19 người sinh sống tại huyện Euiseong, thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang cùng với 1 bệnh nhân là một cư dân thủ đô Seoul và cũng là hướng dẫn viên du lịch. Giới chức y tế địa phương cảnh báo nguy cơ xảy ra lây nhiễm thứ cấp khi đa số những bệnh nhân này đã đến các điểm công cộng sau khi hành hương và trở về nhà. Đến nay, ít nhất 170 người được phát hiện đã tiếp xúc gần với những người hành hương nhiễm bệnh COVID-19.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Một ngày, hai bác sĩ ở Trung Quốc tử vong vì virus corona

(Kiến Thức) - Một người đàn ông 42 tuổi làm việc tại bệnh viện gần Vũ Hán - tâm dịch bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) - đã trở thành bác sĩ thứ hai tử vong vì virus corona chỉ trong vòng 24 giờ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Các quan chức y tế Trung Quốc xác nhận, bác sĩ Huang Wenjun bị viêm phổi khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Xiaogan ở tỉnh Hồ Bắc, và qua đời vào khoảng 19h30 tối 23/2. Wenjun trở thành bác sĩ thứ hai tử vong vì virus corona chỉ trong vòng 24 giờ tại tỉnh này.
Sự ra đi của bác sĩ Huang Wenjun đã khiến nhiều người tiếc thương và bày tỏ lòng kính trọng vị bác sĩ này trên mạng xã hội Trung Quốc.

Ngạc nhiên bên trong bệnh viện dã chiến tại tâm dịch Vũ Hán

Các bệnh nhân duy trì các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đọc sách, chơi trò chơi điện tử khi được cách ly và điều trị tại Tazi Lake, một trong 13 bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán.

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han
 Tazi Lake là một trong số các bệnh viện dã chiến được xây dựng ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nhằm phục vụ công tác cách ly và điều trị bện nhân nhiễm virus corona. Các bệnh nhân nhiễm virus corona với triệu chứng nhẹ bắt đầu được đưa vào chăm sóc tại bệnh viện dã chiến Tazi Lake từ ngày 12/2. Trong ảnh, nhóm y bác sĩ trong ca trực ở bệnh viện dã chiến Tazi Lake. Ảnh: China Daily.

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-2
Bệnh nhân ăn bữa tối tại phòng sinh hoạt riêng ở bệnh viện dã chiến Tazi Lake. Tới thời điểm hiện tại, 13 cơ sở đã được xây dựng hoặc chuyển đổi trở thành các bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán, với 13.348 giường bệnh. Nhà chức trách Vũ Hán cho biết thành phố này đang chạy đua để hoàn thành thêm 19 cơ sở dã chiến khác trong ngày 25/2, với tổng cộng 30.000 giường bệnh. Ảnh: China Daily. 

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-3
 Hu Yabo, phó thị trưởng thành phố Vũ Hán, khẳng định các bệnh viện dã chiến được trang bị những thiết bị y tế hiện đại cần thiết để điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona như máy quét CT và máy theo dõi nhịp tim điện tử. Trong ảnh, bệnh nhân xếp hàng nhận đồ ăn ở bệnh viện dã chiến Tazi Lake. Ảnh: China Daily.

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-4
 Nhân viên y tế khử trùng cho một bệnh nhân trước khi người này rời khỏi bệnh viện, sau khi người này hồi phục hoàn toàn và kết thúc thời gian cách ly. Ảnh: China Daily.

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-5
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 23/2 cho biết thành phố Vũ Hán có thêm 541 ca nhiễm mới trong tổng số 630 ca của tỉnh Hồ Bắc. Tính trên toàn quốc, Trung Quốc ghi nhận thêm 648 ca nhiễm mới trong ngày 22/2. Trong ảnh, một bệnh nhân chơi trò chơi điện tử trong thời gian điều trị ở bệnh viện dã chiến Tazi Lake. Ảnh: China Daily. 

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-6
 Trong ngày 22/2, số ca tử vong được ghi nhận tại Trung Quốc là 97, trong đó 96 trường hợp xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc và 1 ghi nhận tại tỉnh Quảng Đông. Tổng cộng, Trung Quốc đã ghi nhận 76.936 ca nhiễm, trong đó 2.442 người đã tử vong, 51.606 người đang được điều trị và 22.888 người đã xuất viện. Trong ảnh, các bệnh nhân đã hồi phục chụp ảnh lưu nhiệm trước khi xuất viện. Ảnh: China Daily.

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-7
 Bệnh viện dã chiến Tazi Lake có một thư viện nhỏ với hàng trăm đầu sách phục vụ nhu cầu của các bệnh nhân. Ảnh: China Daily.

Ngac nhien ben trong benh vien da chien tai tam dich Vu Han-Hinh-8
 Ngày 23/2 đánh dấu tròn 1 tháng kể từ khi chính quyền Trung Quốc ra quyết định phong tỏa Vũ Hán, thành phố với 11 triệu dân, nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủng mới virus corona. Sau những ngày virus bùng phát với hàng nghìn ca lây nhiễm mỗi ngày được xác nhận, số ca lây nhiễm mới vài ngày qua đã có dấu hiệu giảm dần. Trong ảnh, bệnh nhân nghỉ ngơi tại bệnh viện dã chiến Tazi Lake. Ảnh: China Daily.

Đại dịch châu chấu đe dọa an ninh lương thực vùng Sừng Châu Phi

(Kiến Thức) - Dịch châu chấu bùng phát từ Ethiopia và Somalia đã tấn công vào miền bắc và đông Kenya, tạo ra mối đe dọa đối với nguồn cung lương thực ở khu vực Sừng Châu Phi.

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi
 Theo hãng thông tấn Reuters, dịch châu chấu, xuất hiện từ tháng 12/2019, đã phá hủy hàng chục nghìn mẫu đất nông nghiệp ở Kenya, Somalia và Ethiopia, đe dọa hoạt động sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc ở khu vực Sừng Châu Phi. (Nguồn ảnh: Reuters)

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-2
Trong đó, Kenya đang đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua khi hàng tỉ con xuất phát từ vùng Somalia và Ethiopia tràn vào và tàn phá nước này. 

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-3
Châu chấu bao phủ mặt đất và ăn mọi thứ có thể, trước hết là thảm thực vật, cây cỏ, hoa lá. 

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-4
 Giới chuyên gia cảnh báo, đầu tháng 3 tới là thời điểm muộn nhất để kiểm soát vấn nạn châu chấu sa mạc, trước khi mùa trồng trọt mới bắt đầu.

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-5
Một bầy châu chấu sa mạc bay qua vùng đất vốn là nơi chăn thả gia súc ở làng Nakwamuru, Samburu, Kenya, ngày 16/2/2020. 

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-6
Nạn châu chấu thực sự là một trong những vấn đề đáng lo ngại trên thế giới hiện nay. 

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-7
Một bé gái Ethiopia cố gắng vượt qua bầy châu chấu trong trang trại ở ngoại ô Jijiga hôm 12/1. 

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-8
 Châu chấu ăn lá cây gần một ngôi làng ở Kirinyaga, Kenya, ngày 14/1.

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-9
 Ahmed Ibrahim, một người nông dân Ethiopia 30 tuổi, đi giữa "đám mây" châu chấu trong trang trại của anh ở ngoại ô Jijiga hôm 12/1.

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-10
 Những con châu chấu phá hoại cây cối, mùa màng ở vùng Galmudug, Somalia, hồi tháng 12/2019.

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-11
Bầy châu chấu "phục kích" trên một con đường ở ngoại ô Dusamareb, Galmudug. 

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-12
 Người dân Somali phải dùng tấm bạt để tránh những con châu chấu.

Dai dich chau chau de doa an ninh luong thuc vung Sung Chau Phi-Hinh-13
Thành viên của Lực lượng phòng vệ nhân dân Uganda chuẩn bị phun thuốc diệt côn trùng ở Katakwi, Uganda.