SMC báo lãi sau đính chính, liệu cổ phiếu có thoát án hủy niêm yết?

(Vietnamdaily) - Sau đính chính BCTC, lợi nhuận sau thuế năm 2024 của SMC chuyển từ lỗ 287 tỷ đồng sang lãi hơn 48,5 tỷ đồng. Điều này đánh dấu việc SMC có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ liên tiếp.

Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) vừa công bố thông tin đính chính Báo cáo tài chính năm 2024.
Cụ thể, trên báo cáo hợp nhất, giá trị dự phòng phải thu khó đòi của SMC đã được điều chỉnh giảm từ 663 tỷ đồng xuống còn 328 tỷ đồng, tương ứng giảm 51%.
Với thay đổi này, lợi nhuận sau thuế năm 2024 của SMC chuyển từ lỗ 287 tỷ đồng sang lãi hơn 48,5 tỷ đồng. Điều này đánh dấu việc SMC có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ liên tiếp.
Tại BCTC công ty mẹ, khoản mục Dự phòng phải thu khó đòi cũng được điều chỉnh giảm xuống còn 295 tỷ đồng, kéo theo khoản lỗ sau thuế 224 tỷ chuyển thành lãi 111 tỷ.
Lý do điều chỉnh là do điều chỉnh mức trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu liên quan tại thời điểm 31/12/2024.
Trước khi đính chính, Báo cáo tài chính tự lập năm 2024 của SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.924 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Công ty báo lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ sau hai năm 2022 và 2023.
SMC bao lai sau dinh chinh, lieu co phieu co thoat an huy niem yet?
 Ảnh minh họa
Với kết quả kinh doanh này, đã khiến cổ phiếu SMC bị HoSE đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết nếu BCTC kiểm toán năm 2024 tiếp tục ghi nhận lỗ. Theo quy định của HoSE, nếu doanh nghiệp báo lỗ ba năm liên tiếp, cổ phiếu sẽ bị buộc phải rời sàn.
Với việc điều chỉnh từ lỗ sang có lãi trong năm 2024, liệu cổ phiếu SMC có thoát được án hủy niêm yết vẫn còn nhiều dấu hỏi vì báo cáo tài chính năm 2024 của SMC hiện chưa có xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập. Do đó, kết quả kinh doanh cuối cùng và chính thức sẽ phụ thuộc vào báo cáo kiểm toán – yếu tố then chốt quyết định khả năng cảnh báo hoặc xử lý từ HoSE.
Mặc dù báo lãi trên sổ sách nhờ bút toán dự phòng, bức tranh tài chính của SMC vẫn còn những điểm đáng lưu ý. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính trong năm 2024 vẫn âm 201,2 tỷ đồng, trái ngược với dòng tiền dương 441,58 tỷ đồng của năm 2023.
Tại thời điểm 31/3/2024, SMC ghi nhận khoản lỗ lũy kế 103,3 tỷ đồng, tương đương 14% vốn điều lệ.
Ngoài ra, công ty cũng đang sử dụng đáng kể nguồn vốn ngắn hạn (592,4 tỷ đồng) để tài trợ cho tài sản dài hạn có kỳ hạn lớn hơn 1 năm, cho thấy áp lực về cân đối dòng tiền và thanh khoản ngắn hạn (tài sản ngắn hạn 3.148,9 tỷ đồng và nợ ngắn hạn 3.741,3 tỷ đồng).

Cổ phiếu lao dốc, Gemadept muốn mua lại cổ phiếu quỹ

(Vietnamdaily) - Mục đích để đảm bảo quyền lợi của cả công ty và các cổ đông trong tình hình thị giá cổ phiếu GMD đang ở mức thấp, không phản ánh đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị thực của Gemadept.

Ngày 09/04/2025 Hội đồng quản trị CTCP Gemadept (HoSE: GMD) đã họp và ra Nghị quyết số 101/NQ-HĐQT-GMD ngày 09/04/2025 về việc gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 và chủ trương mua lại cổ phiếu của Công ty.

Theo đó, HĐQT Gemadept đã quyết định gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 chậm nhất đến ngày 30/6, nhằm đảm bảo đủ thời gian cho việc chuẩn bị và hoàn thiện tài liệu.

Nam Long đặt mục tiêu lãi ròng 701 tỷ trong năm 2025, tăng 35%

(Vietnamdaily) - NLG đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 6.794 tỷ đồng và lãi ròng 701 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng lần lượt 12% và 35% so với thực hiện năm 2024.

CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 26/4 tới đây.

Ban lãnh đạo Nam Long nhận định thị trường bất động sản năm 2025 đối mặt nhiều thách thức, tuy nhiên song song đó cũng tồn tại cơ hội đối với doanh nghiệp.