“Siêu Uỷ ban” quản lý 5 triệu tỷ sẽ hoạt động vào tháng 10

Từ khi thành lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tới nay, các cán bộ lãnh đạo và biệt phái đã dự thảo 44 quy chế hoạt động nội bộ và liên ngành. “Siêu Uỷ ban” có thể ra mắt chậm nhất vào đầu tháng 10 tới.

Chiều 4/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước (Tổ công tác 66) đã chủ trì cuộc họp tiếp thu các khuyến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập cơ quan này.
Ông Nguyễn Hoàng Anh có mức lương tương đương bộ trưởng?
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng (đại diện cơ quan soạn thảo Nghị định) trong phiên họp mới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp, góp ý về dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
“Sieu Uy ban” quan ly 5 trieu ty se hoat dong vao thang 10
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh làm Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo Nghị định nên làm rõ việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị doanh nghiệp, chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước; có cơ chế, chính sách tiền lương cho lãnh đạo Uỷ ban, lãnh đạo các đơn vị phù hợp để thu hút cán bộ có năng lực, tạo động lực cho bộ máy thực thi hiệu quả chức năng, nhiệm vụ.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị làm rõ quy định Uỷ ban không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và bảo đảm hiệu quả, gia tăng tổng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào DN...
Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng dự thảo Nghị định đã quy định rõ nguyên tắc Uỷ ban chỉ thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, không thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp do các Bộ quản lý ngành thực hiện.
Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, “Siêu Uỷ ban” chỉ thực hiện các quyền, trách nhiệm theo đúng quy định của Luật số 69/2014/QH13, không thực hiện những vấn đề thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực điều hành, quản trị kinh doanh.
Về chế độ tiền lương, phụ cấp của lãnh đạo Uỷ ban, lãnh đạo các đơn vị thuộc Uỷ ban, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết do chưa có quy định pháp luật rõ cơ quan thuộc Chính phủ được áp dụng cơ chế đặc thù so với Nghị định 204/2004/NĐ-CP nên dự thảo Nghị định quy định: “Các chức danh lãnh đạo Uỷ ban, lãnh đạo các đơn vị thuộc Uỷ ban được hưởng chế độ tương đương các chức danh lãnh đạo cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc cơ quan ngang Bộ” để tạo động lực cho bộ máy thực thi công việc (trong khi Uỷ ban được quy định là cơ quan trực thuộc Chính phủ).
Ngoài ra để bảo đảm khuyến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy quản lý theo cả “chiều ngang” và “chiều dọc” bảo đảm quản lý toàn diện, có chiều sâu, tinh gọn, hiệu quả, dự thảo đã bảo đảm bộ máy cân đối giữa các đơn tham mưu quản lý vốn (theo chiều dọc) và các đơn vị tham mưu chiến lược (theo chiều ngang).
Cụ thể, gồm 9 vụ, trung tâm là: Vụ Nông nghiệp, Vụ Công nghiệp, Vụ Năng lượng, Vụ Công nghệ và hạ tầng, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế - kiểm soát nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Trung tâm thông tin, trong đó Trung tâm thông tin là đơn vị sự nghiệp.
Trong danh sách 19 doanh nghiệp do Uỷ ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu thì có Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là đơn vị thực hiện chức năng đầu tư, kinh doanh vốn tại doanh nghiệp tiếp nhận từ các Bộ, địa phương theo quy định của pháp luật, không thuộc 18 doanh nghiệp còn lại.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng và lãnh đạo các bộ, ngành dự họp cho rằng quy định này và quy định về chức năng và nhiệm vụ của SCIC không chồng chéo, trùng lặp với chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban.
Sau khi tiếp thu các khuyến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ KH&ĐT đã dự thảo Nghị định lần thứ 7 với 4 Chương và 11 điều để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
“Siêu uỷ ban” sẽ hoạt động vào tháng 10 tới
Về vấn đề này, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, cho biết từ khi thành lập Uỷ ban tới nay, các cán bộ lãnh đạo và biệt phái đã dự thảo 44 quy chế hoạt động nội bộ và liên ngành.
“Một số quy chế đang xin ý kiến các bộ, ngành nhưng cơ bản chúng tôi đã xong và sẵn sàng vận hành hoạt động của Uỷ ban khi dự thảo Nghị định có hiệu lực”, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cho biết.
Với khối lượng công việc lớn, ông Nguyễn Hoàng Anh kiến nghị lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành cử thêm cán bộ biệt phái để tiếp nhận 19 DNNN về Uỷ ban trong thời gian tới và có thể ra mắt Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại DN chậm nhất vào đầu tháng 10.2018 tới.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác 66, đồng tình với cơ chế tiền lương, phụ cấp như dự thảo của Nghị định nhưng cần phải làm rõ hơn về thẩm quyền, cơ sở pháp lý áp dụng ở Uỷ ban như đối với cơ quan ngang Bộ.
“Sieu Uy ban” quan ly 5 trieu ty se hoat dong vao thang 10-Hinh-2
 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước (Tổ công tác 66) chủ trì cuộc họp tiếp thu các khuyến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập cơ quan này.
Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm giải trình với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực thi chức trách, nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Chính phủ, từ đó tổng hợp, bổ sung để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định trong tháng 9.2018.
“Các bộ, ngành liên quan vận dụng tối đa các quy định của pháp luật hiện hành, tạo điều kiện cho Uỷ ban sớm hoạt động vào tháng 10.2018”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính lập kế hoạch bố trí ngân sách riêng năm 2019 cho Uỷ ban hoạt động.
Theo Dự thảo Nghị định mà Bộ KH&ĐT soạn ra, dự kiến 30 doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế.
Đáng chú ý, trong danh sách này cơ quan trực thuộc ủy ban này, có cả SCIC, doanh nghiệp được thành lập để nắm vốn Nhà nước và thực hiện các chức năng tương tự như của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước thời gian qua.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có trên 50% sở hữu nhà nước đạt 5,4 triệu tỷ đồng.

Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự 3 cơ quan

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nội vụ và bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể, tại Quyết định số 827/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm ông Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

GNN Express nợ khủng trước khi phá sản, khách hàng lo “mất trắng“

(Kiến Thức) - Là “anh cả” trong ngành chuyển phát nhanh, từng có tên tuổi trên thị trường nên việc GNN Express bất ngờ tuyên bố phá sản khiến nhiều khách hàng không khỏi hoang mang vì không biết khi nào mới đòi lại được tiền.

Mới đây, Công ty chuyển phát nhanh GNN Express đã phát đi thông báo trên fanpage chính thức về việc doanh nghiệp này dừng hoạt động từ ngày 1/9 do "không còn đủ khả năng tài chính".
Theo thông báo được cho là của Tổng Giám đốc công ty Hoàng Ngọc, ông này đã ra tự thú trước cơ quan chức năng vì đã “Lạm dụng tín nhiệm gây chiếm đoạt do các quyết định chỉ đạo sử dụng tiền thu hộ (COD) của khách hàng cho các hoạt động của công ty với tổng số tiền là 5,5 tỷ đồng”.

Không thể tin "dị cây" hàng chục gốc quả mọc từ thân đỏ rực

Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (32 tuổi, trú tại xã Cửu An, thị xã An Khê, Gia Lai) - chủ sở hữu của gần 70 cây dâu da cho thu 3-4 tấn/năm mang lại thu nhập từ 60-80 triệu đồng/năm. 

Khong the tin
 Thị xã An Khê được coi là một trong những vùng trồng nhiều dâu da trên khắp cả nước. Và một trong những nông dân trồng dâu da nhiều nhất chính là khu vườn của chị Nguyệt. Quả dâu da hay còn có tên gọi khác là dâu rừng.
Khong the tin
  Chị Nguyệt chia sẻ: “Thực ra, những cây dâu da này không phải tôi trồng mà có từ thời ông bà. Tính đến nay, tuổi thọ của nó chắc cũng được 40-50 năm. Đây là loại cây có nguồn gốc từ rừng nên không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chăm sóc, rất dễ sống. Sau khi thu hoạch trái xong, chỉ cần bón cho cây một ít phân và tưới nước đều đặn để cây phục hồi”.
Khong the tin
 Với gần 70 gốc dâu da, chị Nguyệt thu về 3-4 tấn/năm, cho thu nhập từ 60-80 triệu đồng. Chia sẻ về một số kinh nghiệm chăm sóc dâu da, chủ nhân của khu vườn thông tin: “Muốn cải tạo giảm bớt độ chua và tăng độ ngọt cho quả thì sau khi cây bén rễ phải làm bồn và rắc vào mỗi cây 1kg vôi. Nếu thời tiết mưa thuận gió hòa, nắng mưa đều nhau thì cây phát triển và cho trái rất tốt, tuy nhiên nếu thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất…”.
Khong the tin
 Những chùm dâu da chín ôm gọn trong thân cây. Giống dâu da này khá khác biệt, quả chỉ ra ở thân và cành chính, không ra quả ở những cành nhỏ và ở ngọn. Tuổi thọ cây càng lớn thì càng nhiều quả. Trong quá trình cây ra hoa, kết trái không cần phải phun bất kỳ một loại thuốc sâu hay thuốc kích thích nào.
Khong the tin
 
Khong the tin
 Cứ đến mùa dâu da chín, khu vườn của chị lại đón gần 200 người/ngày vào tham quan, chụp hình. Sau khi ra về, mỗi người thường mua từ 2-3 kg về làm quà nên ít khi chị phải mang ra chợ bán mà hái bán ngay tại vườn.
Khong the tin
 Hiện tại, chị Nguyệt đang bán dâu da với giá 20.000 đồng/kg.
Khong the tin
 Chị Nguyện cho hay, cây thường ra hoa vào tháng Giêng và bắt đầu cho thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9 Âm lịch.
Khong the tin
 
Khong the tin
 Những chùm dâu da chín mọng nhuộm đỏ vùng đất cằn.
Khong the tin
 Nhiều cháu nhỏ khá thích thú loại quả này.
Khong the tin
 
Khong the tin
 Loại cây ăn quả đặc biệt chỉ ra quả ở thân.
Khong the tin
 
Khong the tin
 "Để đảm bảo vị ngọt, tươi, người dân thường chờ đến lúc dâu rừng chín hẳn mới thu hoạch", chị Nguyệt thông tin.