Siêu trực thăng sát thủ của Mỹ trong tương lai sẽ như thế nào?

Siêu trực thăng sát thủ mới của Mỹ sẽ vừa đạt được tốc độ rất cao lại vừa có thể treo lơ lửng như một chiếc trực thăng truyền thống.

Theo National Interest, siêu trực thăng sát thủ mới này đang được Quân đội Mỹ nghiên cứu và phát triển nhằm mở đường cho việc chế tạo một loại máy bay mới có thể đáp ứng mọi yêu cầu của quân đội nước này và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030.
Sieu truc thang sat thu cua My trong tuong lai se nhu the nao?
Hình ảnh minh họa siêu trực thăng V-280 Valor do Bell Helicopter phát triển. Ảnh Quân đội Mỹ 
Những tính năng đột phá
Theo đó, các trực thăng chiến đấu này sẽ đạt tốc độ khoảng 425km/h và có tầm hoạt động lên đến 434km. Chúng sẽ được trang bị động cơ mạnh hơn và hoạt động tốt ở độ cao 1,8km và nhiệt độ 35oC.
Ông Dan Bailey- người phụ trách chương trình phát triển các trực thăng nói trên- cho biết: “Chúng tôi đã đặt ra mốc 425km/h cho các trực thăng này bởi chúng tôi muốn thúc đẩy sự phát triển của công nghệ. Chúng tôi muốn những người tham gia phát triển mang đến những ý tưởng và tính năng mới cho loại trực thăng này”.
Những chiếc trực thăng này cũng sẽ được trang bị các cảm biến thế hệ mới để truy tìm kẻ địch đang di chuyển và sử dụng các loại vũ khí tối tân để tiêu diệt chúng.
Quân đội Mỹ cho biết, họ cũng ưu tiên phát triển một loạt các chiến đấu cơ thế hệ mới có khả năng cất cánh thẳng đứng để phục vụ cho Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.
“Việc các chiến đấu cơ có khả năng cất cánh thẳng đứng được coi là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi cần những công nghệ hoàn toàn khác biệt so với những chiến đấu cơ hiện tại.
Các chiến đấu cơ thế hệ mới cần có khả năng mang thêm nhiều loại trang thiết bị vũ khí, hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt, thực sự linh hoạt khi được triển khai và có thể tham gia vào các chiến dịch với tầm hoạt động rộng hơn”, ông Rich Kretzschmar, người phụ trách phát triển các mẫu máy bay có thể cất cánh thẳng đứng chia sẻ.
2 mẫu thiết kế của tương lai
Hai tập đoàn công nghệ là Bell Helicopter và Sikorsky-Boeing đang tập trung phát triển 2 mẫu trực thăng tương lai nói trên.
Theo đó, mẫu trực thăng của Bell mang tên V-280 Valor sẽ sử dụng công nghệ rotor xoay hiện đại với 2 rotor gắn ở đầu 2 cánh giúp chiếc trực thăng này có thể bay với tốc độ cao trong khi vẫn giữ được khả năng hoạt động linh hoạt như một chiếc trực thăng truyền thống.
Ngoài ra, trong vài năm qua, Bell và Boeing đã cùng tham gia phát triển rotor xoay cho V-22 Osprey- mẫu máy bay đang được giới quân sự Mỹ ca ngợi vì tính năng hoạt động vượt trội.
Trong khi đó, mẫu trực thăng của liên minh Sikorsky-Boeing mang tên SB>1 Defiant lại sử dụng hệ thống cánh quạt thẳng đứng với 2 tầng cánh quạt xếp chồng lên nhau và một hệ thống cánh quạt đẩy ở đuôi máy bay cho phép chiếc trực thăng này có thể bay với tốc độ cao, lao lên, lao xuống và thậm chí tiến lên và lùi lại.
Ngoài ra, những chiếc trực thăng này sẽ được trang bị rất nhiều loại cảm biến, vũ khí và hệ thống điều khiển tối tân.
Một trong những tính năng đáng chú ý của 2 chiếc trực thăng nói trên chính là việc những chiếc trực thăng này có thể tự bay theo một lộ trình nhất định trong trường hợp phi công bị thương hoặc không còn đủ khả năng điều khiển máy bay. Ngoài ra, tính năng này cũng giúp những chiếc trực thăng này hoạt động như một máy bay không người lái.
Quân đội Mỹ cũng tìm cách hỗ trợ các phi công trong việc đưa ra quyết định khi tham chiến bằng cách áp dụng công nghệ quản lý thông tin một cách hiệu quả nhờ một loạt các cảm biến được trang bị trong khoang lái.
Hệ thống đánh chặn và tấn công mục tiêu
Hệ thống đánh chặn được trang bị trên những chiếc trực thăng nói trên nhiều loại cảm biến giúp phát hiện và ngăn chặn những hiểm họa từ các loại súng và tên lửa của đối phương.
Trong đó, đáng chú ý là Hệ thống Đánh chặn Sử dụng Hồng ngoại (CIRCM)- một hệ thống gây nhiễu bằng laser gọn nhẹ giúp làm chệch hướng tên lửa của địch.
Sieu truc thang sat thu cua My trong tuong lai se nhu the nao?-Hinh-2
SB>1 Defiant do liên minh Sikorsky-Boeing phát triển. Ảnh Quân đội Mỹ 
Những chiếc trực thăng mới này cũng được trang bị công nghệ Ngắm bắn Mục tiêu tự động và Cảm biến Nhìn đêm dành cho Phi công. Công nghệ này sẽ cung cấp cho phi công hình ảnh hồng ngoại từ các camera, các cảm biến quang- điện tử cùng hệ thống ống ngắm và xác định mục tiêu bằng laser.
Ngoài ra, hệ thống cảm biến trên những chiếc trực thăng này còn có thể phát hiện và khóa mục tiêu khi đang bay nhanh cũng như cùng lúc theo dõi nhiều mục tiêu và tối ưu hóa hỏa lực cũng như quỹ đạo bay của các loại vũ khí phóng đi bằng cách tính toán cả những yếu tố như nhiệt độ và gió.
Các trực thăng trên còn có khả năng xác định máy bay gần đó là đồng đội hay kẻ thù và báo trước cho phi công những chướng ngại vật trước mặt để chủ động né tránh nhất là khi bay vào những khu vực có địa hình phức tạp và thậm chí có thể hỗ trợ chuyển hướng máy bay để đảm bảo an toàn.
Mời quý độc giả xem video Chiến đấu cơ bị bắn hạ:

Đặc công Việt Nam được ca ngợi trên mạng Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mới đây mạng Sina của Trung Quốc đã có một loạt ảnh giới thiệu về lực lượng đặc công Việt Nam với những khen ngợi.

Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc
 Mạng Sina viết: bộ đội Đặc công Việt Nam được thành lập năm 1964. Trong chiến tranh chống Mỹ, lực lượng này đã triển khai chiến tranh du kích lâu dài. Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển bộ đội Đặc công lên thành 13 trung đoàn, 1 lữ đoàn đổ bộ đường không.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-2
 Đặc công Việt Nam cũng còn được gọi là bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, là một lực lượng đảm nhiệm các nhiệm vụ chiến lược, chiến dịch, chiến thuật của bộ đội đặc biệt. Lực lượng này đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực chiến phong phú và tạo ra nhiều chiến tích hiển hách.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-3
 Từng có chuyên gia căn cứ vào sức chiến đấu của các lực lượng đặc biệt trên thế giới rồi tạo ra một bảng xếp hạng. Điều khiến người ta kinh ngạc là Đặc công Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 7, sau các lực lượng đặc biệt nổi tiếng thế giới của Mỹ, Anh và là lực lượng đặc biệt duy nhất ở châu Á được xếp vào danh sách này.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-4
 Bảng xếp hạng này đã phản ánh chính xác thực lực của bộ đội Đặc công Việt Nam, bởi vì lực lượng này xuất quỷ nhập thần, lai vô ảnh khứ vô tung khiến các quân đội từng giao chiến với họ cảm thấy hoang mang sợ hãi và gọi họ là “B-52 của Việt Nam”.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-5
 Tiền thân của Đặc công Việt Nam thành lập từ trong thời gian kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến 1954. Hồi đó các mặt trận ở Việt Nam tổ chức ra một số phân đội nhỏ tinh nhuệ và gan dạ để làm các nhiệm vụ đặc biệt. Những đơn vị này chuyên tập kích vào các cơ sở trọng yếu của quân Pháp khiến đối phương ăn không ngon ngủ không yên.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-6
 Năm 1964, để phát huy hiệu quả không thể thay thế của lực lượng đặc công, quân đội Việt Nam đã đem các đơn vị đặc công nhỏ ở các chiến trường tập trung lại, tạo thành một đơn vị lớn cấp sư đoàn chính thức là sư đoàn đặc công 305.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-7
 Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, Đặc công Việt Nam đã thực hiện một cuộc du kích chiến trường kỳ nhằm vào các cơ quan đầu não, các cơ sở trọng yếu, các cơ sở hậu cần quan trọng của quân đội Mỹ để tấn công. 
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-8
 Theo số liệu thống kê, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Đặc công Việt Nam tổng cộng đánh 19.329 trận, tiêu diệt hàng vạn quân đối phương, phá hoại hàng trăm sở chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn các cấp của quân Mỹ và quân VNCH.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-9
Đánh phá hàng ngàn chiếc máy bay các loại, đánh hỏng và phá hủy 3.140 chiếc xe tăng, thiết giáp cùng 3.862 khẩu pháo, 53 bộ radar, đốt phá 3,8 triệu tấn bom đạn đồng thời thiêu hủy gần 1,7 tỷ lít xăng dầu.Trên sông biển, Đặc công Việt Nam cũng đánh chìm hoặc đánh hỏng hàng ngàn chiếc thuyền, phá hỏng 326 cây cầu quan trọng. 
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-10
 Từ ngày thành lập đến nay, Đặc công Việt Nam luôn là con át chủ bài trong tay các cấp chỉ huy quân đội Việt Nam. Nơi nào có nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm, ở đó có bóng dáng của Đặc công Việt Nam.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-11
 Như trong thời chiến tranh Việt Nam, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3 của VNCH khi bị bắt đã từng rụt rè nói: ... Chúng tôi sợ nhất ở các ông là pháo kích, đặc công vì pháo của các ông bắn chính xác, đặc công thì xuất quỷ nhập thần, hễ gặp họ, muốn trốn cũng không được, nếu các ông đem cả hai thứ đó ra dùng, chúng tôi nhất định không thoát được”.
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-12
 Qua thời gian không ngừng rèn luyện, chiến thuật của Đặc công Việt Nam đạt tới trình độ rất cao, sáng tạo ra một tập hợp hoàn chỉnh cả lý luận và phương pháp về trinh sát, tấn công, phục kích và phá hoại. 
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-13
Tinh thần chịu đựng gian khổ của bộ đội đặc công Việt Nam đã nổi danh cả thế giới. Do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh địa lý hạn chế, thông thường khi đi làm nhiệm vụ, họ chỉ mang theo 2 đến 3 ngày lương thực, những ngày sau đó họ dựa vào hoa quả hái lượm trong rừng hoặc bắt động vật hoang dã như rắn để làm thức ăn. 
Dac cong Viet Nam duoc ca ngoi tren mang Trung Quoc-Hinh-14
 Hiện nay, Đặc công Việt Nam đã phát triển thành một binh chủng với nhiều bộ phận chuyên nghiệp khác nhau nhưng có trình độ tác chiến thống nhất và có chiến thuật đa dạng. Hiện tại Đặc công Việt Nam có 13 trung đoàn và 1 lữ đoàn đổ bộ đường không với tổng quân số trên 2 vạn người. 

Soi máy bay ném bom chiến lược bán chạy nhất Liên Xô

(Kiến Thức) - Tổng cộng 1.509 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-16 đã được Liên Xô sản xuất trang bị cho Hồng quân và phục vụ xuất khẩu.

Soi may bay nem bom chien luoc ban chay nhat Lien Xo
Tu-16 (NATO định danh là Badger) là máy bay ném bom chiến lược hai động cơ do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu, liên hiệp hàng không Voronezh sản xuất từ năm 1954. Tổng cộng có 1.509 chiếc đã được sản xuất trang bị cho Hồng quân Liên Xô và xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.