"Siêu" sập gỗ Cẩm đẹp như bức bình phong xuất hiện ở Bắc Ninh

Sập gỗ khi dựng đứng đẹp như một bức bình phong với vân chun, vân rối được đánh giá là một trong những chiếc sập gỗ "siêu" đẹp và hiếm có.

Chiếc sập gỗ độc đáo này hiện đang được trưng bày tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018, thu hút rất đông sự chú ý của du khách đến chiêm ngưỡng.
Xuất hiện tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018, chiếc sập gỗ Cẩm Lai đang gây chú ý với nhiều du khách.
Xuất hiện tại Hội chợ triển lãm Bắc Ninh 2018, chiếc sập gỗ Cẩm Lai đang gây chú ý với nhiều du khách. 
Anh Nguyễn Mạnh Cường (Thường Tín, Hà Nội), một người chuyên nhập khẩu gỗ quý từ Nam Phi về Việt Nam, cho biết: “Nhiều năm nhập gỗ Cẩm Lai qua đường biển về Việt Nam nhưng đối với anh đây là tấm phản gỗ đặc biệt quý bởi độ lớn của thân cây cũng như hoa văn đẹp hiếm có của nó".
Khi về đến Việt Nam, thân gỗ được người thợ đánh bóng và mài rũa kỳ công, riêng hình dáng vẫn được giữ nguyên như trong tự nhiên. "Khối gỗ này không dài như những tấm gỗ Cẩm Lai khác nhưng rất rộng và vân gỗ có hoa văn rất đẹp nên khi để dựng đứng nhìn đẹp như một bức bình phong", anh Cường chia sẻ.
Anh Cường bên chiếc sập gụ Cẩm Lai, mà theo anh nó đẹp như bức bình phong khi đặt dựng đứng.
Anh Cường bên chiếc sập gụ Cẩm Lai, mà theo anh nó đẹp như bức bình phong khi đặt dựng đứng. 
Theo chủ nhân, chiếc sập gỗ Cẩm nặng hơn 3 tấn, có chiều dài 3,36m, rộng 2,72m và dày hơn 20cm với hoa văn chun, vân rối mềm mại. Để vận chuyển chiếc sập này, anh Cường phải sử dụng xe tải 10 tấn và huy động rất nhiều nhân viên hỗ trợ.
Anh Cường cho biết, đây là lần đầu tiên một chiếc sập gỗ Cẩm Lai rộng như vậy xuất hiện ở Việt Nam. Chiếc sập gụ có giá bán hơn 4 tỷ đồng.
Chủ nhân của sập gỗ "siêu" hiếm này cho cho biết thêm, trong thực tế có khá nhiều sập gỗ tự nhiên lớn nhưng để tìm được một gốc gỗ có tuổi đời lâu năm, hoa văn đẹp lại không bị hỏng lỗi như thế này rất hiếm có. Một tấm phản gỗ có kích thước như thế này, cây phải có tuổi đời cả nghìn năm.
Anh Cường cho rằng, gỗ Cẩm Lai là dòng gỗ quý, nổi bật bởi đường vân đẹp và độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Loại gỗ này thường được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như bàn, ghế, giường tủ, đồ mỹ nghệ hay tiện khảm với mức giá dao động từ vài triệu cho đến vài trăm triệu, thậm chí lên tới cả tiền tỷ.
Gỗ càng có tuổi đời lâu năm, kích thước lớn, hoa văn đẹp càng được định giá cao. Hiện ở Việt Nam, những cây gỗ Cẩm Lai cổ thụ không còn nhiều mà chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Cận cảnh nhà cổ toàn bằng gỗ quý, nguyên vẹn sau 127 năm

Dù đã trải qua nhiều thế hệ và hai cuộc chiến tranh nhưng ngôi nhà cổ vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.

Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam
 Nằm tại số 18 đường Bạch Đằng (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), ngôi nhà ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) - nguyên là Đốc Phủ sứ thời thuộc Pháp là công trình được xây dựng năm Canh Dần (1890). Tới năm 1993 ngôi nhà cổ này được công nhận là Di tích quốc gia.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-2
 Trước đây ngôi nhà có diện tích khá lớn, tuy nhiên trải qua hai cuộc chiến tranh một số công trình xung quanh đã bị phá bỏ. Dù vậy đến nay ngôi nhà chính vẫn được bảo toàn gần như nguyên vẹn. Mặt chính ngôi nhà quay về hướng Tây Nam, hướng sông Sài Gòn để hưởng được làn gió mát trong lành quanh năm.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-3
 Nguyên vật liệu dùng dựng nhà là những loại gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ, Sến, Mật… thể hiện sự sung túc của chủ nhà. Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện phong cách vương quyền.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-4
 Ngôi nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 2 chái gồm 36 cột tròn. Mái ngói âm dương dài thoai thoải và thấp mang đậm nét nhà truyền thống người Việt. Trên nóc nhà có hồi văn, hình bát quái. Loại nhà này có nhiều ưu điểm so với các nhà cổ truyền khác vì có bộ khung sườn cứng cáp, lòng nhà rộng rãi.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-5
 Mảng giữa tường và khánh thờ là các bức hoành phi được sơn son thiếp vàng, các bức liễn bằng những câu đối cẩn xà cừ đính trên cột. Gian giữa phía trên là khám thờ với tấm thủ quyển chạm nổi hình Tứ linh, giữa bức thủ quyển là ba hàng chữ đề danh hiệu các vị thần được thờ tự.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-6
 Nét độc đáo của ngôi nhà là lớp cửa thứ hai, tất cả đều chạm nổi, khắc chìm, khắc lộng... thể hiện toàn bộ trên các khung cửa, cách cửa: khung cửa chính dựng theo lối Tam quan, ở đây là một bức tranh khá hoành tráng với cảnh có hình bán nguyệt được trổ lộng, thể hiện cảnh lầu son gác tía ở cung đình.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-7
 Chữ Hán được thể hiện ở những tấm hoành phi, cặp liễn, trên bức thờ, thủ quyển, tấm hoành, câu đối. Những bài thơ, văn ở đây đều được thể hiện ngắn gọn, súc tích, có câu mang tính ước lệ, khuôn sáo nhưng nội dung vẫn giàu tính nhân văn.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-8
 Hai bức tượng đầu hươu gắn đối xứng trên hai cây cột chính giữa ngôi nhà.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-9
 Một chiếc đèn cổ, chạm khắc tinh xảo được gia đình sử dụng.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-10
 Phần thể hiện các đề tài trên cửa được chia ra các ô vuông. Ô chữ nhật thể hiện Tứ Linh: Long với sóng nước vân mây, Lân với cuộn giấy, Qui với chân đèn, Hạc với cây Tùng. Các hoa văn tứ hữu “Mai - Lan - Cúc - Trúc” với những đường diềm chi tiết khéo léo được phân bố hợp lý nét chạm - khắc tinh tế. 
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-11
 Tinh xảo, kỳ công nhất là những vật bày trí ở chính giữa ngôi nhà như tủ thờ, hệ thống hoành phi, câu đối...
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-12
Ở hai bên gian thờ giữa là hai buồng ngủ của chủ nhà (buồng ông và buồng bà) bài trí 2 bộ ván nằm ngủ bằng gỗ nguyên khối. Trên hai cửa buồng có hai bức hoành đề: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Nơi đây còn có các bao lam đều trang trí đẹp, công phu. 
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-13
 Mái ngói âm dương đặc trưng của các công trình cổ tại Nam bộ.
Can canh nha co toan bang go quy, nguyen ven sau 127 nam-Hinh-14
 Ngôi nhà này được đánh giá là sự hội tụ nhiều yếu tố văn hóa khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu thổ nhưỡng. Đồng thời nghệ thuật chạm trổ của ngôi nhà đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ ở thế kỷ XIX, mang phong cách đặc trưng của địa phương.

Chiêm ngưỡng đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt

(Kiến Thức) - Đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt được làm từ những loại gỗ quý hiếm như: đinh, lim, sưa đỏ, gỗ trắc... với giá siêu đắt đỏ.

Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet
Bộ bàn ghế gỗ trắc giá 12,8 tỷ của đại gia Hà Nội
Bộ ghế salon gỗ Trắc Cửu Long Bát tiên giá 12,8 tỷ của đại gia Hà Nội gồm10 món, chạm khắc 9 con rồng - theo hình tượng và đặc điểm riêng của Rồng Việt Nam, như: Rồng có bờm, râu cằm, miệng há to, răng nanh uốn ngược lên. Ảnh: Vietnamnet. 
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-2
 Đây cũng là bộ bàn ghế Cửu Long bằng gỗ Trắc có kích thước lớn nhất và độc nhất trên thị trường nội thất với một băng ghế dài với kích thước dài 340cm, cao 210 cm, nặng gần 4 tấn; Băng ghế đủ không gian cho 6 người ngồi. Bốn ghế đơn, mỗi chiếc cao 200 cm, Dài 160cm, và nặng gần 1 tấn. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-3
 Một bàn trà chính với chiều dài 200x 170cm, trọng lượng bàn trên 500 kg. Tổng trọng lượng bộ ghế khoảng 4,6 tấn và sử dụng gần 10 khối gỗ Trắc, có khổ gỗ lớn nhất. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-4
 Ngoài ra, bộ sản phầm còn có 2 bàn trà, 2 ghế đôn nặng gần 400 kg. Có thể nói bộ bàn ghế gỗ này được coi là một tài sản đáng nể trong nhà đại gia Việt. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-5
Bộ bàn ghế gù hương 3.500 tuổi ở Hòa Bình
Bộ bàn ghế gỗ quý làm từ gốc cây gù hương có tuổi thọ trên 3.550 năm tuổi của ông Nguyễn Công Đức (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) được coi là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-6
Bộ bàn này dài 2,7m cùng 18 chiếc ghế. Nhìn từ xa, bộ bàn ghế gù hương này nhìn rất sinh động và đẹp mắt. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-7
Khi tới gần, một mùi hương thoang thoảng bay ra từ chính bộ bàn ghế này khiến nhiều người nhầm lẫn với mùi thơm của một loại nước hoa nào đó. Ảnh: Ngày nay online.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-8
Bàn ghế gù hương ngũ long ngàn tuổi của đại gia Tuyên Quang
Bộ bàn lũa từ gỗ gù hương - loại gỗ tinh dầu thuộc nhóm những loại gỗ quý hiếm của vùng núi đá Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang - được chạm trổ tinh xảo rồng cuốn hổ ngồi thuộc sở hữu của một đại gia trẻ tuổi ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ảnh: Vietnamnet. 
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-9
Bộ bàn ghế hoàn chỉnh này gồm một ghế vua, một bàn chính, bốn đôn gỗ có trạm trổ tinh xảo, hai chiếc đôn để kê hai cây thông được trạm khắc từ gỗ. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-10
Điểm nhấn nổi bật nhất của bộ bàn ghế có một không hai này là chiếc “ghế vua”, được chạm hình 5 con rồng đang cuộn từ đầu ghế tới tay vịn, theo thế “ngũ long”. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-11
 Ba đầu rồng được tạc ở phía trên đỉnh đầu người ngồi, hai đầu rồng còn lại nằm ở hai bên tay vịn. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-12
Cân đối hài hòa với chiếc “ghế vua” là chiếc bàn hình ô-van được trạm trổ rất kỳ công. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-13
 Một chiếc kệ chân trạm trổ hai con rùa với đường nét tinh xảo, là “phụ kiện” đi cùng để các ông chủ kê chân lên khi ngồi trên ghế vua. Ảnh: Vietnamnet.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-14
 Bộ ván ngựa gỗ gõ bông lau giá hơn 3 tỷ đồng
Bộ ván ngựa làm bằng gỗ gõ bông lau của ông Nguyễn Thanh Hải (Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang) có chiều ngang 2,15 m, dài 4 m, bề dày ván 24 cm, nặng tới 2,2 tấn được cho là độc đáo nhất ở miền Tây được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ nhân của nó vẫn chưa đồng ý bán. Ảnh: Zing.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-15
Theo chủ nhân bộ ván ngựa, để săn được “vật quý” này ông phải mất 3 năm, giá trị lớn nhất nằm ở tuổi thọ cây. Cây phải có tuổi thọ trên 500 năm mới có thể cho ra bộ ngựa khổng lồ như vậy. Ảnh: Zing. 
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-16
 Sập cổ “tam sư hí cầu, voi chầu phục” giá 2 triệu USD
Sập cổ “tam sư hí cầu, voi chầu phục” 300 năm tuổi thời Trung Hoa lục địa của ông Hoàng Văn Cường (TP HCM) được trả giá 2 triệu USD. Chiếc sập được làm từ gỗ cây Lệ Chi (cây vải, ước tính hàng nghìn năm tuổi) được người Hoa Minh Hương di cư đến Việt Nam năm 1948 đem sang, các chi tiết chạm trổ đều tinh xảo, đẹp mắt. Ảnh: Vũ Sơn.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-17
 Nổi bật trên sập là tam sư hí cầu (3 con sư tử chơi với quả cầu), 2 vò rượu, chim chóc, hoa lá... Hai bên thành sập là 2 con voi oai nghi chầu phục. Ảnh: Vũ Sơn.
Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-18

Bộ bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên

Bộ bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên được chạm trổ trên bộ bàn ghế là họa tiết rồng phượng uốn lượn tinh xảo. Ảnh: Giadinhvietnam.

Chiem nguong do go quy ngan tuoi cua dai gia Viet-Hinh-19
 Bộ bàn ghế bao gồm 4 ghế đơn, một đôn (bàn nhỏ). Mỗi chiếc ghế có chiều cao lên tới khoảng hơn 1m. Một chiếc ghế đơn có thể ngồi “lọt thỏm” tới 2 người lớn. Ảnh: Giadinhvietnam.

Một quyết định của Donald Trump: Tỷ phú Việt lập tức bị chấn động

Những chuyển biến trong chính sách của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng trực tiếp tới những doanh nhân giàu có trên thị trường chứng khoán.

Chính sách bảo hộ Donald Trump