“Siêu lừa” Hà Nội giả thiếu tướng quân đội đoạt 83 tỷ như nào?

(Kiến Thức) - Bị can Hoa Hữu Long giả danh thiếu tướng quân đội cùng với các đối tượng khác đã sử dụng các quyết định, tài liệu giả, mạo danh Bộ Quốc phòng lừa thu tiền tuyển dụng nhân viên gần 1.000 người với tổng số tiền hơn 83 tỷ đồng.

Mới đây, cơ quan an ninh điều tra công an TP Hà Nội đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 14 bị can trong đường dây giả danh tướng quân đội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Sieu lua” Ha Noi gia thieu tuong quan doi doat 83 ty nhu nao?
Đối tượng Hoa Hữu Long và vợ là Cao Thị Kim Loan. (Ảnh: CAND)
Trong đó, hai bị can chính trong vụ án này là Hoa Hữu Long (56 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) và vợ là Cao Thị Kim Loan, cùng 12 đồng phạm khác cùng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết luận điều tra, tháng 2/2018, Cục Bảo vệ An ninh quân đội, Bộ Quốc phòng nhận được nhiều đơn của người dân tố cáo về một đối tượng tự xưng là Hoa Hữu Long, thiếu tướng quân đội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn, thông qua hình thức nhận người vào làm việc tại Tập đoàn Đông Dương của Bộ Quốc phòng (S10).
Khi nhận được thông tin vụ việc, Cục Bảo vệ An ninh quân đội đã tổ chức điều tra xác minh cho thấy Bộ Quốc phòng không có ai là thiếu tướng Hoa Hữu Long và không có Tập đoàn Đông Dương nào. Do đó, đến đầu tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng đã chuyển hồ sơ vụ việc sang công an TP Hà Nội.
Đến ngày 14/4/2018, cơ quan an ninh điều tra công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can có liên quan đến vụ việc nêu trên.
Quá trình điều tra, cơ quan an ninh điều tra xác định từ khoảng cuối năm 2015, lợi dụng việc Bộ Quốc phòng đang có đề án tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội, Hoa Hữu Long cùng một số đối tượng đã sử dụng các quyết định, tài liệu giả, mạo danh Bộ Quốc phòng, tạo dựng việc có chủ trương thành lập Tập đoàn Đông Dương, Binh đoàn 10 (S10) và có nhu cầu tuyển dụng nhân viên tại nhiều tỉnh, thành phố.
Từ năm 2016 đến năm 2018, Hoa Hữu Long và các bị can khác đã thu tiền khoảng 1.000 người có nhu cầu xin việc (thấp nhất 65 triệu đồng, cao nhất 150 triệu tùy từng vị trí, cấp bậc, chức vụ) với tổng cộng hơn 83 tỷ đồng để chạy vào Tập đoàn Đông Dương.
Cơ quan tố tụng đã tạm giữ trong vụ án này là 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn có số tiền gần 26 tỷ đồng của 8 thẻ tiết kiệm đứng tên mẹ của bị can Cao Thị Kim Loan, một phần có nguồn gốc của vợ chồng Hoa Hữu Long, phần nữa là tiền thu của nhân sự tuyển vào của các bị hại.
Tuy nhiên, do không phân định được chính xác riêng lẻ từng khoản tiền nêu trên nên để đảm bảo thu hồi triệt để số tiền cho bị hại, cơ quan an ninh điều tra công an TP Hà Nội đã phong tỏa toàn bộ số tiền và số thẻ tiết kiệm nêu trên.
Đến nay, cơ quan an ninh điều tra đã lấy lời khai 650 bị hại còn hàng trăm bị hại khác tuy đã có giấy triệu tập nhưng không đến hoặc địa chỉ không rõ ràng.
Trong quá trình điều tra, vợ chồng Hoa Hữu Long, Cao Thị Kim Loan cũng như một số đối tượng khác đều khai báo số tiền thu được của người lao động đã nộp về cho đối tượng T1 (thường gọi là anh Đức) nhưng không biết T1 là ai, ở địa chỉ nào, làm gì.
Hiện, cơ quan an ninh điều tra vẫn đang tiếp tục truy tìm đối tượng T1 là ai, ở đâu.
>>> Xem thêm video: Mạo danh tướng quân đội lừa ngàn người, thu hàng trăm tỷ đồng.

(Nguồn: VTV)

Thông tin chính thức vụ giả danh công an nhận tiền cơ sở massage

Chiều 8/9, xuất hiện tin đồn về một nhóm nam thanh niên giả danh CSHS đến kiểm tra cơ sở kinh doanh massage P.T trên địa bàn phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và nhận số tiền 5 triệu đồng của chủ cơ sở. 

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định đây chỉ là sự hiểu lầm và không có việc lấy tiền nói trên...
Trước đó, vào chiều 8/9, CAP Mỹ Đình 2 tiếp nhận tin báo của chị Nguyễn Thị H, là chủ quán massage P.T có địa chỉ tại phường Mỹ Đình 2, về việc có nhóm 3 thanh niên tự xưng là CSHS đến kiểm tra và nhận tiền của chủ cơ sở. CAP Mỹ Đình 2 đã có mặt, đưa nhóm 3 thanh niên trên cùng với số tiền 5 triệu đồng về cơ quan công an để làm rõ.
Tại CAP Mỹ Đình 2, Trịnh Ngọc Anh (SN 1978) trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội thừa nhận tự xưng là CSHS nhưng mục đích chỉ là trêu đùa nhân viên lễ tân, bản chất của sự việc không phải là đến lấy tiền của cơ sở.
Thong tin chinh thuc vu gia danh cong an nhan tien co so massage
Hiện trường nơi xảy ra sự việc 

Quá trình điều tra xác định, Trịnh Ngọc Anh và chị Nguyễn Thị H quen biết và chơi thân với nhau cách đây khoảng 10 năm. Năm 2017, chị H cần tiền để mở quán massage P.T ở phường Mỹ Đình 2, nên đã vay của Ngọc Anh hơn 200 triệu đồng. Hàng tháng, chị H đều trả cho Ngọc Anh số tiền 5 triệu đồng hoặc 10 triệu đồng, có thể chị H trực tiếp trả hoặc nhờ quản lý quán tên là Nguyễn Thanh Tùng trả cho Ngọc Anh.

Ngày 6/9, chị H gọi điện thoại cho Ngọc Anh hẹn ngày 8-9 đến quán massage để chị H trả tiền. Chiều 8/9, Ngọc Anh gọi cho chị H để đến quán lấy tiền, nhưng không thấy chị H nghe máy.

Khoảng 17h, Ngọc Anh rủ bạn là T và Q đến quán để massage và lấy tiền chị H trả. Khi đến quán không thấy chị H và anh Nguyễn Thanh Tùng ở đây, mà chỉ thấy nữ nhân viên lễ tân mới là chị Nguyễn Thị Th, nên các đối tượng đã nảy sinh ý định trêu chị Th; Ngọc Anh đến quầy lễ tân nói với chị Th mình là cán bộ CATP, về kiểm tra giấy tờ và thu tiền quán, đồng thời bảo chị Th gọi điện cho chủ quán là chị H. để nói chuyện. Chị Th đã bảo chị H không nghe điện thoại và tiếp tục gọi điện cho anh Tùng, nói có 3 chiến sỹ Công an đến kiểm tra giấy tờ và hỏi đưa tiền.

Anh Tùng kiểm tra camera bằng điện thoại thấy Ngọc Anh ở đó, đã nói chị H có nhờ anh Tùng đưa 5 triệu đồng cho Ngọc Anh, bảo Ngọc Anh vào lễ tân lấy tiền tí nữa anh Tùng về. Ngọc Anh vào đưa điện thoại cho chị Th và nói lấy tiền ở quầy đưa cho Ngọc Anh 5 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Tùng không nói rõ lý do đưa tiền là gì, nên chị Th nghĩ đưa tiền cho Công an kiểm tra.

Ngọc Anh bảo chị Th bố trí cho 3 phòng massage để đợi anh Tùng về nói chuyện. Sau khi Ngọc Anh cùng 2 người bạn lên phòng massage, do nghi ngờ những người này có biểu hiện không thấy giống cách làm việc của công an, chị Th đã gọi điện thoại cho chị H. Nghe xong cuộc điện thoại do chị Th tường thuật lại sự việc trên, chị H hỏi ba người này có xuất trình thẻ Công an, hay mặc đồng phục không và khi biết họ không có chị H đã gọi điện thoại báo cho CAP Mỹ Đình 2 toàn bộ sự việc.

Khi biết Trịnh Ngọc Anh bị đưa về cơ quan công an, chị H đã đến đây để làm rõ thực hư sự việc. Cơ quan công an nhận thấy sự việc trên chỉ là nhầm lẫn giữa hai bên, Ngọc Anh không có mục đích chiếm đoạt số tiền 5 triệu đồng. Hiện CAQ Nam Từ Liêm đang tiếp tục làm rõ thêm một số vấn đề liên quan, để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

2 nữ sĩ quan công an tham ô hơn 7 tỉ đồng

Ngày 3/1, Công an tỉnh Đồng Nai thực hiện quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với trung tá Trần Thị Minh Thu (46 tuổi, kế toán Phòng Hậu cần Công an tỉnh Đồng Nai) và thượng úy Lê Thị Tuyết Lan Anh (37 tuổi, nhân viên kế toán Phòng Công tác chính trị Công an tỉnh Đồng Nai).

Siêu lừa mạo danh tướng tình báo giàu thứ 6 Việt Nam

Ông Kim tìm về các vùng nông thôn lừa đảo giới thiệu là cục phó tình báo, mang hàm thiếu tướng, xưng người giàu thứ 6 Việt Nam.

Một ngày cuối tháng 8, ông Nguyễn Hữu Kim (huyện Anh Sơn, Nghệ An) đang chăm sóc đàn gà trong trang trại của mình thì hàng xóm báo tin có một vị tướng quân đội tìm ông. Khi gặp ông Kim, người đàn ông này tỏ vẻ thất vọng, buồn bã nói: “Tôi đang tìm lại đồng đội tên Kim “răng vàng”, nhưng anh không phải là bạn tôi. Bạn tôi có một chiếc răng giả bằng vàng”. Sau đó, người đàn ông này giới thiệu là Lê Thanh Hiền, mang cấp bậc thiếu tướng, hiện là cục phó cục tình báo.