Siêu dự án tỉ USD "ồ ạt" đầu tư vào Việt Nam

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/6, cả nước có 1.183 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 12 tỉ USD.

Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20-6, cả nước có 1.183 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 12 tỉ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.
Sieu du an ti USD "o at" dau tu vao Viet Nam
Ảnh minh họa. 
Tính chung trong sáu tháng đầu năm nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là hơn 19 tỉ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, có nhiều dự án “khủng” đầu tư vào Việt Nam như dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 tại Thanh Hóa có tổng vốn gần 2,8 tỉ USD do doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đầu tư. Đứng thứ hai là dự án Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỉ USD tại Bắc Ninh. Dự án lớn thứ ba là Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 với tổng vốn 2,1 tỉ USD do DN Singapore đầu tư. Tiếp đó là dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn với 1,3 tỉ USD do DN Nhật Bản liên doanh với PVN và PV GasViệt Nam đầu tư tại Kiên Giang.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong sáu tháng đầu năm có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 5,1 tỉ USD, chiếm hơn 26% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai, Singapore đứng thứ ba.

Ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam: Rất đáng lo ngại

Để hấp dẫn hơn sự đầu tư của các ngân hàng thế giới, hệ thống ngân hàng trong nước thay đổi cách thức hoạt động.

Thời gian gần đây, một số ngân hàng nước ngoài lớn đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi ngân hàng trong nước. Trước thông tin này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là điều quá đáng lo ngại. Do đó, để hấp dẫn hơn sự đầu tư của các ngân hàng thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải thay đổi cách thức hoạt động của mình.

Xót xa những dự án nghìn tỷ “ngủ quên” ở Hà Nội

Nhiều dự án nghìn tỷ ở Hà Nội hiệu quả hoạt động không cao cho thấy sự lãng phí không chỉ về tiền bạc, mà cả không gian của thành phố.

Được khánh thành từ gần 6 năm nay, nhưng Bảo tàng Hà Nội vẫn là một địa điểm vắng lặng. Lượng khách tham quan đến với dự án nghìn tỷ này ngày càng thưa thớt.

Lộ "số phận" của 12 dự án hàng chục nghìn tỷ nhưng yếu kém

(Kiến Thức) - Bộ Công thương vừa công bố phương án xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả do cơ quan này quản lý nhằm giảm thiểu những thiệt hại của Nhà nước.

Theo Bộ Công thương, trên tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã trực tiếp làm việc tại các dự án và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xử lý các tồn tại, vướng mắc ở từng dự án. Từ ngày 17/12/2016 đến ngày 16/1/2017, Bộ Công Thương đã cùng Ban Chỉ đạo của Chính phủ trực tiếp làm việc tại 9/12 dự án để xem xét các vấn đề cụ thể. Từ tháng 12/2016 đến nay, đã ban hành 120 văn bản chỉ đạo để xử lý các vấn đề tồn tại, vướng mắc ở 12 dự án.