Sếp lớn Vinamilk được báo Tây phỏng vấn

(Kiến Thức) - Tờ BCC vừa có một bài phỏng vấn bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinamilk, nữ doanh nhân danh tiếng của Việt Nam.

Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinamilk.
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinamilk.
BBC giới thiệu: Bà Mai Kiều Liên hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinamilk, là một trong những doanh nhân hàng đầu trong cuộc cách mạng kinh tế làm thay đổi diện mạo Việt Nam.

Cha mẹ bà Liên là những người cộng sản, đã làm theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn Việt kiều về đóng góp cho đất nước. Gia đình bà Liên rời Pháp trở về Việt Nam lúc bà lên 3 tuổi.

Bà Liên từng được cử sang Liên Xô học ngành chế biến thịt và sữa. Bà trở lại Việt Nam làm việc cho Vinamilk, khi đó chỉ là một công ty nhà nước nhỏ, vào năm 1976. Bà đã dìu dắt doanh nghiệp này qua giai đoạn cổ phần hóa và xây dựng Vinamilk trở thành công ty hàng đầu trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời BBC, bà khẳng định mục tiêu của mình là đưa Vinamilk trở thành tập đoàn đa quốc gia, với doanh thu 3 USD vào năm 2017.

Cuộc sống riêng của nữ doanh nhân này không mấy ồn ào, bà thường xuyên tập yoga, đi bơi, và thỉnh thoảng đi du lịch cùng chồng. Bà Liên chia sẻ rằng bà không thuê người giúp việc mà tự làm việc nhà, và vẫn chỉ sống trong ngôi nhà ở Sài Gòn trong suốt 31 năm nay.

Bà cho biết: "Cuộc sống của tôi không có nhiều thay đổi. Vẫn vậy thôi. Công việc vẫn là công việc. Tôi làm việc, làm việc, và làm việc".

Cuộc phỏng vấn với bà Mai Kiều Liên tại Việt Nam do nhà báo Justin Rowlatt thực hiện để phát trên chương trình Working Lives của tờ BBC. Đây là một phần của loạt chương trình về Việt Nam trên truyền hình và trang web BBC trong tháng 8/2013.

Tiết lộ những nguy hiểm “chết người” ở các mỏ dầu

(Kiến Thức) - Khai thác dầu mỏ thực sự là một công việc gian khổ và nguy hiểm của những công nhân khai mỏ.

Các mỏ dầu ở tiểu bang North Dakota (Mỹ) được xem là nơi có tỷ lệ công nhân tử vong cao nhất trong cả nước, do sự bùng nổ dầu ở phía Tây bang này trong những năm gần đây. Có 44 công nhân tử vong ở North Dakota vào năm 2011 - theo thống kê mới nhất. Tỷ lệ số các ca tử vong là 12,4 người/100.000 lao động. Tỷ lệ ở bang này cao hơn gần gấp 4 lần tỷ lệ toàn quốc là 3,5 ca tử vong trên 100.000 lao động.
Các mỏ dầu ở tiểu bang North Dakota (Mỹ) được xem là nơi có tỷ lệ công nhân tử vong cao nhất trong cả nước, do sự bùng nổ dầu ở phía Tây bang này trong những năm gần đây. Có 44 công nhân tử vong ở North Dakota vào năm 2011 - theo thống kê mới nhất. Tỷ lệ số các ca tử vong là 12,4 người/100.000 lao động. Tỷ lệ ở bang này cao hơn gần gấp 4 lần tỷ lệ toàn quốc là 3,5 ca tử vong trên 100.000 lao động.
Công nhân khai mỏ Ben Shaw treo trên một cần cẩu khai thác dầu ngoài Willisburg, tiểu bang North Dakota. Trong những năm gần đây, rất đông người từ khắp nơi đổ xô tới tiểu bang North Dakota để khai thác dầu mỏ. Những công nhân dầu mỏ cùng ở trong những trại tạm bợ được gọi là "trại người đàn ông" bởi hầu như không có phụ nữ, do công việc này quá nặng nhọc và mạo hiểm.
 Công nhân khai mỏ Ben Shaw treo trên một cần cẩu khai thác dầu ngoài Willisburg, tiểu bang North Dakota. Trong những năm gần đây, rất đông người từ khắp nơi đổ xô tới tiểu bang North Dakota để khai thác dầu mỏ. Những công nhân dầu mỏ cùng ở trong những trại tạm bợ được gọi là "trại người đàn ông" bởi hầu như không có phụ nữ, do công việc này quá nặng nhọc và mạo hiểm.