Sếp lớn tập đoàn nhà nước: Mới qua nửa năm, thay ghế cả loạt

6 tháng đầu năm 2018 chứng kiến nhiều biến động mạnh về nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước. Người thì bị cách chức, có người bị khởi tố - bắt giam, người thì không thể ở lại do DN đã bán cho nước ngoài.

Khuyết lãnh đạo do sếp cũ bị khởi tố, cách chức
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN, doanh nghiệp nằm trong tâm điểm dư luận với những bê bối bị phanh phui thời gian qua - là một trong những đơn vị có nhiều thay đổi nhất về nhân sự. Đầu tiên là sự tiếp quản “ghế nóng” Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN vào đầu 2018 sau khi chiếc ghế này có thời gian dài bị bỏ trống.
Cuối 2017, đầu năm 2018, ông Trần Sỹ Thanh rời ghế Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn để làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ông Trần Sỹ Thanh về “ghế nóng” PVN trong bối cảnh tập đoàn này đang trong tâm điểm chú ý của dư luận khi hàng loạt cựu lãnh đạo cao nhất cùng hàng chục cán bộ ngành dầu khí bị khởi tố, bắt giam.
Ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch Lọc dầu Dung Quất bị khởi tố.
 Ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch Lọc dầu Dung Quất bị khởi tố.
Cũng tại PVN, cách đây ít ngày, ông Nguyễn Hùng Dũng cũng rời ghế Phó Tổng giám đốc Tập đoàn để giữ nhiệm vụ thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN. Trước đó, ông Nguyễn Hùng Dũng cũng được cho là một ứng cử viên cho chiếc ghế Chủ tịch PVN.
Tiếp đó, hàng loạt công ty trực thuộc PVN cũng trải quan giai đoạn “thay máu” sếp doanh nghiệp, chủ yếu là do lãnh đạo bị khởi tố, bắt giam.
Cụ thể, sau khi Chủ tịch và phó tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị vận hành lọc dầu Dung Quất - bị khởi tố và bắt giam, ngày 21/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã Quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo mới cho công ty này.
Cụ thể, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ban hành Quyết định điều động và bổ nhiệm ông Lê Xuân Huyên, Trưởng Ban Chế biến Dầu khí Tập đoàn, giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty BSR.
Ông Hà Đổng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bảo dưỡng và Sửa chữa Công trình Dầu khí thuộc Tổng Công ty Bảo dưỡng Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR), giữ chức Thành viên HĐTV Công ty BSR.
Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro hôm 21/5 cũng thay tổng giám đốc và Chánh kinh tế ngay sau khi ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc và ông Võ Quang Huy xin từ chức. Cụ thể, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn PVN giữ chức vụ Tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, thay cho ông Từ Thành Nghĩa. Không lâu sau quyết định này thì người từ chức Vietsovpetro trước đó là ông Từ Thành Nghĩa cũng bị khởi tố, bắt giam.
Ngoài các đơn vị trên, nhiều DN trực thuộc PVN khác cũng có sự thay đổi về nhân sự cấp cao.
Một tập đoàn dính nhiều tai tiếng khác gắn với các dự án thua lỗ nghìn tỷ là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng bị cách chức.
Tháng 2/2018 Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương là ông Nguyễn Phú Cường được điều động về làm Chủ tịch Vinachem, thay cho ông Nguyễn Anh Dũng bị kỷ luật cách chức do có nhiều vi phạm, khuyết điểm.
“Ông lớn” ngành bia cũng biến động

Ngày 18/12/2017, Bộ Công Thương đã thực hiện chuyển nhượng thành công 53,59% cổ phần của Sabeco dưới hình thức đấu giá công khai cho Công ty TNHH Vietnam Beverage - công ty của ông chủ người Thái. Sau khi chuyển nhượng, Bộ Công Thương chỉ còn chiếm giữ 36,02% cổ phần tại Sabeco.

“Ông chủ” người Thái muốn đưa người của mình vào quản trị, điều hành Sabeco
 “Ông chủ” người Thái muốn đưa người của mình vào quản trị, điều hành Sabeco
Bỏ ra 5 tỷ USD mua lại phần vốn nhà nước ở Sabeco nên “ông chủ” người Thái cũng nhanh chóng muốn đưa người của mình vào quản trị, điều hành doanh nghiệp, thay thế cho dàn lãnh đạo Sabeco hiện tại.
Tại đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 23/4, Đại hội đồng cổ đông đã xin ý kiến miễn nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị với ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco và bổ sung thêm thành viên Hội đồng quản trị.
Khi đó, các cổ đông đã đồng ý thông qua tờ trình miễn nhiệm Chủ tịch Sabeco và bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị của Sabeco để kiện toàn bộ máy doanh nghiệp. Ba ứng viên được chọn vào HĐQT Sabeco đều mang quốc tịch nước ngoài, gồm: Ông Koh Poh Tiong (quốc tịch Singapore), hiện là Chủ tịch HĐQT Beer Group (công ty đang sở hữu 49% công ty mẹ của Công ty TNHH Vietnam Beverage).
Thời gian tới, nhân sự Sabeco sẽ biến động mạnh với sự tiếp quản của các “ông chủ” mới vào ghế chủ chốt của DN này.
Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành bia cũng có sự thay đổi nhân sự. Tổng công ty Bia, rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) ngày 28/6 đã thay Chủ tịch HĐQT do ông Đỗ Xuân Hạ hết tuổi, thiếu vài tháng so với quy định.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 28/6, ông Trần Đình Thanh, đại diện 41,79% vốn nhà nước tại Habeco, thành viên HĐQT đã được các cổ đông bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Ông Thanh sinh ngày 16/4/1969 là tiến sĩ Hóa học, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Ông Ngô Quế Lâm, đại diện 40% vốn nhà nước tại Habeco, Thành viên HĐQT, giữ chức vụ Tổng giám đốc, nhiệm kỳ 2018-2023.

Khởi tố, bắt tạm giam kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Đình Mậu, kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Doanh nghiệp nào chi tiền tỷ cho cán bộ đi nước ngoài bị TTCP điểm danh?

(Kiến Thức) - Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), Tổng Công ty Thuốc lá đã chi gần 1,4 tỷ đồng để đài thọ cho 5 cán bộ thuộc Bộ Công thương đi nghiên cứu thị trường và dự hội chợ tại Argentina, Cuba và Panama.

Trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong việc cử đoàn cán bộ đi nước ngoài, ngoài các thông tin liên quan tới cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, đáng chú ý kết luận còn đề cập tới việc nhiều doanh nghiệp chi tiền tỷ cho cán bộ, ban, ngành, các địa phương đi nước ngoài.
Doanh nghiep nao chi tien ty cho can bo di nuoc ngoai bi TTCP diem danh?
TTCP xác định ông Vũ Huy Hoàng có năm đi nước ngoài 163 ngày. Nguồn ảnh: Tiền Phong

Xử ông Đinh La Thăng: Kiến nghị làm rõ thêm những "vùng tối"

Tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm, HĐXX cũng kiến nghị làm rõ thêm những "vùng tối".

Lời cay đắng của ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng từng nói: "Không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước phiên tòa để nói lời sau cùng". Không những thế, cho đến nay, ông Thăng đã phải hai lần nói lời sau cùng đầy đau xót.
Ở phiên tòa hồi tháng 1/2018, trong lời nói sau cùng của mình, ông Đinh La Thăng đã "cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân, cán bộ ngành Dầu khí, GTVT và nhân dân TP.HCM" vì còn nợ người dân quá nhiều.
Xu ong Dinh La Thang: Kien nghi lam ro them nhung vung toi
 Xét xử vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm
Bị cáo Đinh La Thăng mong HĐXX xem xét cho bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn, để bị cáo có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người cha cao tuổi, đang mắc bệnh hiểm nghèo.

Ở phiên tòa này, ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt mức án 13 năm tù vì tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Hai tháng sau, đến ngày 24/3, ông Đinh La Thăng tiếp tục phải nói lời sau cùng ở một phiên tòa khác với cùng tội bị truy tố là Cố ý làm trái.

Lần này, ông Thăng trình bày nỗi xót xa khi không thể có mặt lúc người cha già vĩnh viễn từ giã cõi trần: Bị cáo cảm ơn các cấp lãnh đạo, ban ngành, bạn bè, người thân, người dân đã chia buồn về sự ra đi của bố bị cáo. Ông đã mất trong tâm trạng đau buồn u uất. Nếu không có những vụ án như thế này, bố bị cáo đã không ra đi sớm và đột ngột như thế.

Gia đình bị cáo rơi vào tột cùng đau thương, mất mát. Bị cáo trở thành người con bất hiếu vì khi bố mình mất đã không được ở nhà để lo tang lễ và đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Điều này thật sự là nỗi ám ảnh, day dứt suốt cuộc đời còn lại của bị cáo trong tù.

Trong khi bản án trước, ông Đinh La Thăng phải nhận mức án 13 năm tù còn chưa có hiệu lực, nguyên Chủ tịch HĐQT PVN tiếp tục phải nhận thêm 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng ở vụ án thứ hai.

Vẫn còn những "vùng tối" chưa được sáng tỏ?

Sau hơn 10 ngày xét xử, chiều qua, TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Oceanbank.
Xu ong Dinh La Thang: Kien nghi lam ro them nhung vung toi
HĐXX tuyên án 

Theo HĐXX, trong khoảng thời gian từ năm 2009- 2013, bị cáo Ninh Văn Quỳnh đã nhận từ Nguyễn Xuân Sơn 20 tỷ đồng, được lấy từ nguồn tiền do Hà Văn Thắm quan tâm, giúp đỡ, tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo PVN ban hành chủ trương, chỉ đạo có lợi cho Oceanbank, như việc yêu cầu các đơn vị thành viên của PVN hỗ trợ, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, gửi tiền tại Oceanbank.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai đã nhận từ Hà Văn Thắm trên 200 tỷ đồng và đưa cho ông Quỳnh khoảng 180 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Sơn còn mua cho bị cáo Quỳnh 1 căn hộ tại tòa nhà Star City ở đường Lê Văn Lương, Hà Nội.

HĐXX kiến nghị CQĐT tiếp tục làm rõ về số tiền và tài sản liên quan đến việc chi và sử dụng số tiền lãi ngoài hợp đồng theo lời khai của Nguyễn Xuân Sơn, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với các thành viên HĐQT, Hội đồng thành viên giai đoạn 2008- 2010, HĐXX cho rằng, trong giai đoạn tham gia góp vốn của PVN vào Oceanbank, những người này đã biểu quyết đồng ý trên các tờ trình để làm cơ sở cho ông Đinh La Thăng ký nghị quyết tham gia góp vốn vào Oceanbank khi chưa có ý kiến của Thủ tướng là vi phạm.

Đối với những người này, theo yêu cầu của VKSND Tối cao, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có quyết định tách hành vi liên quan để tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật.