Sẽ hội đàm với Hải quan Trung Quốc để gỡ khó ách tắc cửa khẩu

Ngày 29/12, Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) sẽ hội đàm với Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh nhằm tạo thuận lợi hơn nữa trong thông quan hàng hóa.

Se hoi dam voi Hai quan Trung Quoc de go kho ach tac cua khau
Hàng nghìn xe hàng vẫn ách tắc tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn.  
Tính đến ngày 24/12, lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn là 4.204 xe. “Trường hợp năng lực thông quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh diễn ra bình thường như trước ngày 1/12, trung bình 286 xe/ngày, chỉ mất khoảng 15 ngày là thông quan xong. Theo đó, đến ngày 10/01/2022, tỉnh Lạng Sơn sẽ không còn tồn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên với phương án thứ 2, trường hợp năng lực thông quan như hiện nay là 75 xe/ngày, thì từ nay đến tết Nguyên đán chỉ thông quan được 1.725 xe, vẫn còn tồn khoảng gần 2.479 xe tại các cửa khẩu biên giới”, ông Nguyễn Hữu Vượng cho biết.
Se hoi dam voi Hai quan Trung Quoc de go kho ach tac cua khau-Hinh-2
Hàng từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc mỗi ngày chỉ được vài chục xe hàng, còn lại là xe rỗng. 
Không chỉ vậy, việc các cửa khẩu phụ đóng cửa từ đầu năm 2021 càng gây áp lực lớn lên 2 cửa khẩu chủ lực là Hữu Nghị và Tân Thanh. Vì vậy, đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn đề nghị các doanh nghiệp đưa hàng hóa phải bảo quản lạnh, gửi tại các kho lạnh ở cửa khẩu để bảo quản tránh hư hỏng, chuyển hàng hóa sang các cửa khẩu của địa phương khác để xuất khẩu. Bên cạnh đó, có thể vận chuyển hàng hóa về nội địa để tiêu thụ tại thị trường trong nước hoặc đưa về bảo quản tại kho của doanh nghiệp.
“Từ nay đến Tết Nguyên đán Âm lịch, việc thông quan hàng hóa chở bằng xe lạnh sẽ tiếp tục khó khăn, nên các địa phương, doanh nghiệp cần có biện pháp điều tiết hàng hóa ngay từ đầu nguồn, giảm bớt hàng hóa đưa lên cửa khẩu trong lúc này nhằm tránh thiệt hại về kinh tế cho người nông dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hóa khác”, Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh.
Đại diện Hải quan tỉnh Lạng Sơn đề xuất với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan thông báo tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên chuyển phương thức giao nhận sang bằng đường sắt. "Đường sắt rất thuận lợi trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện Zero COVID. Cả đoàn tàu chỉ có tổ vận hành", ông Nguyễn Hữu Vượng đánh giá.
Trong vòng 1 tháng qua, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng sơn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Nguyên nhân chính là từ ngày 25/11, phía Trung Quốc thặt chặt việc quản lý xuất nhập cảnh và thông quan hàng hóa. Trong đó có việc yêu cầu thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài và cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan theo hướng giao xe cho phía Trung Quốc tại bến bãi phía Trung Quốc; thực hiện phương thức quản lý mới đối với xe xuất khẩu của Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (niêm phong cabin xe, lái xe Trung Quốc không được xuống xe, chưa giao hàng xong vẫn phải lái xe về trong ngày); tại cửa khẩu Chi Ma chỉ cho lái xe Trung Quốc sang Việt Nam giao, nhận hàng và tiến hành niêm phong ca bin không cho lái xe xuống xe) đã gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Hiện, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ dịch bênh tại khu vực cửa khẩu đường bộ đến ngày 15/3/2022, nên việc thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Từ đầu tháng 12/2021, nông sản của các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch, lượng hàng hoá từ nội địa lên các cửa khẩu liên tục gia tăng trong khi năng lực lưu giữ hàng hóa tại các bến bãi là có hạn; nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết của thị trường Trung Quốc tăng vào những tháng cuối năm; hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn, trở ngại dẫn đến lượng hàng hóa tập trung về các cửa khẩu Lạng Sơn nhiều. Hơn nữa, lượng phương tiện hàng hóa hàng ngày lên cửa khẩu vượt quá khả năng thông quan hai bên, không có sự phối hợp điều tiết phù hợp lượng hàng hóa từ các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu tại các địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến ngày 25/12, Quảng Ninh còn tồn 1.555 xe hàng, Lạng Sơn còn 4.204 xe bị ùn tắc tại cửa khẩu, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là mặt hàng nông sản (chiếm đến 80% các mặt hàng đặc tính dễ hư hỏng).
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh cho biết: Bên cạnh nguyên nhân khách quan là do thủ tục giao nhận thực hiện chặt chẽ hơn từ phía Trung Quốc như: Lái xe Việt Nam không được vào nội địa Trung Quốc; quy trình kiểm dịch cũng phức tạp hơn... thì còn có nguyên nhân chủ quan, đó là những điểm yếu cố hữu của sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), không xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc…"Mặc dù, các bộ, địa phương biên giới liên tục có các khuyến cáo về tình hình ùn tắc tại các khu vực cửa khẩu nhưng các thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng lên cửa khẩu dẫn đến tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn", đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Vụ cướp máy bay thương mại đầu tiên và ly kỳ nhất lịch sử thế giới

Vụ cướp máy bay thương mại đầu tiên trong lịch sử loài người diễn ra một cách "không tưởng đến khó tin”. Và người sống sót duy nhất sau thảm họa ấy lại là một không tặc.

Máy bay chở vàng, miếng mồi của không tặc

Trung Quốc phát hiện hộp tôm đông lạnh dương tính COVID-19

Các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện virus corona trên bao bì và kiện hàng nhập khẩu tôm đông lạnh, nhưng giới chức nước này nói rủi ro truyền nhiễm sang người không cao.

Ông Bi Kexin, lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm Xuất - Nhập khẩu, thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc, ngày 10/7 thông báo có 6 trong 223.000 mẫu bệnh phẩm lấy từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu có kết quả dương tính với COVID-19.

Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc

Samsung đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy cuối cùng tại Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về vị trí của quốc gia đông dân nhất thế giới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vào thời hoàng kim, tổ hợp nhà máy Samsung ở Huệ Châu, phía bắc đồng bằng sông Châu Giang, là khu vực sản xuất công nghiệp lớn nhất mà tập đoàn Hàn Quốc từng xây dựng. Nơi này cung cấp 1/5 tổng số điện thoại bán tại Trung Quốc năm 2011.