Sẽ cưỡng chế hàng trăm tỷ tiền nợ thuế của SBIC và Đường sắt VN

Hai đơn vị bị xem xét cưỡng chế tiền nợ thuế là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC.

Tổng cục Thuế vừa có văn bản 742/TCT-QLN gửi Cục Thuế Hà Nội về cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC (tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy - Vinashin).
Theo đó, Tổng cục Thuế vừa nhận được công văn của Tổng cục Hải quan về việc cưỡng chế nợ thuế đối với SBIC, bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Tổng cục Thuế giao Cục Thuế Hà Nội khi có đề nghị của Tổng cục Hải quan thì phối hợp thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế của SBIC bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
SBIC đang nợ 133 tỷ đồng tiền thuế. Ảnh minh họa.
 SBIC đang nợ 133 tỷ đồng tiền thuế. Ảnh minh họa.
Trước đó, trong năm 2016, Tổng cục Thuế cũng từng có 2 văn bản hướng dẫn Cục Thuế Hà Nội thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế với SBIC.
Lãnh đạo SBIC cho biết, khoản nợ thuế của đơn vị đã cộng dồn qua nhiều năm, với đa số nợ được chuyển từ Vinashin sang tới nay, với số nợ thuế lớn. Tuy nhiên, hiện SBIC đang được kiểm soát đặc biệt, nên dòng tiền cũng chuyển trực tiếp về Bộ Tài chính quản lý, nên không còn tiền để thanh toán số thuế còn nợ.
Được biết, SBIC đã nhận được văn bản của Tổng cục Thuế, cách đây ít ngày đã có văn bản kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng chưa thực hiện cưỡng chế thu hồi số tiền thuế còn nợ. Các năm trước đó, SBIC cũng từng có vài văn bản như vậy.
Tính tới hết năm 2015, SBIC còn nợ số tiền thuế hơn 133 tỷ đồng, và xếp thứ 2 trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế lớn trên cả do Bộ Tài chính công bố. Số tiền nợ thuế này SBIC vẫn chưa trả được, và tới nay còn cộng thêm tiền lãi, phạt chậm nộp...
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng vừa có công văn 759/TCT-QLN gửi Cục Thuế Hà Nội không đồng ý với việc hoãn cưỡng chế thu hồi tiền thuế đất của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam còn nợ.
Theo đó, Tổng cục Thuế dẫn hàng loạt quy định, như Nghị định 83/2013, Thông tư 06/2017... quy định về các trường hợp chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế, gia hạn, nộp dần tiền thuế nợ. Tuy nhiên, trường hợp nợ tiền thuế đất của Tổng công ty đường sắt Việt Nam tại lô đất 551 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) không thuộc các đối tượng trên.
Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang nợ 26 tỷ đồng tiền thuế đất tại lô đất 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa.
 Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang nợ 26 tỷ đồng tiền thuế đất tại lô đất 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa.
Do đó, Tổng cục Thuế kết luận, đề xuất của Cục Thuế Hà Nội chưa cưỡng chế số tiền thuế đất Tổng công ty đường sắt Việt Nam còn nợ là không có căn cứ giải quyết. Điều này đồng nghĩa, Cục Thuế Hà Nội sẽ phải thực hiện biện pháp cưỡng chế để thu hồi số tiền thuế đất Tổng công ty đường sắt Việt Nam còn nợ.
Theo báo cáo của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, khu đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ có diện tích 203.873 m2, hết năm 2016, số tiền thuê đất tạm tính còn nợ trên 27 tỷ đồng./.

Dân bức xúc với resort Lancaster Nam Ô của chồng Hoa hậu Thu Thảo

(Kiến Thức) - Nhiều người dân làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bức xúc, tập trung phản đối khi Tập đoàn Trung Thủy - doanh nghiệp nhà chồng Hoa hậu Thu Thảo tiến hành dựng rào chắn chặn lối xuống biển...

Thông tin trên nhiều tờ báo phản ánh, trưa 20/3, hàng chục người dân tập trung bên ngoài khu vực dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Lancaster Nam Ô Resort & Spa (hường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để phản đối chủ đầu tư lập hàng rào chắn lối ra biển của họ.
Nhiều người cho rằng việc bít lối xuống biển của dân nếu không giải quyết sớm sẽ dẫn đến bức xúc của dân giống như các lối xuống biển tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Thu nhập khủng của tỷ phú USD Trần Đình Long

Với phương án trả thù lao cho HĐQT là 80 tỷ và thưởng cho ban điều hành 101 tỷ, cộng với phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu 40%, dự kiến năm 2018 tỷ phú USD Trần Đình Long thu nhập khoảng 7.211 tỷ đồng.

Sáng nay, ngày 22/3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018. Theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo Hoà Phát dự kiến trình thông qua kế hoạch trả thù lao cho HĐQT 80 tỷ đồng, tương đương 1% lợi nhuận sau thuế và thưởng 101 tỷ đồng (tương ứng 5% phần vượt kế hoạch lãi sau thuế) cho ban điều hành trong năm 2017.

Với số lượng thành viên ban điều hành là 10 người, bình quân mỗi người nhận được 10 tỷ đồng trong năm 2018. Ngoài ra với 80 tỷ đồng thù lao cho 9 thành viên HĐQT, bình quân mỗi người nhận gần 8,9 tỷ đồng trong năm 2018.

Như vậy, tỷ phú USD Trần Đình Long sẽ nhận được khoảng 18,9 tỷ đồng tiền thù lao và thưởng.

Ngoài ra, tỷ phú Trần Đình Long hiện đang sở hữu 381,55 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,15% vốn điều lệ của Hoà Phát. Với phương án chi trả 30% cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhận thêm khoảng 114,46 triệu cổ phiếu HPG. Với giá chốt phiên ngày 21.3 của cổ phiếu HPG là 63.000 đồng/cổ phiếu, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long sẽ tăng thêm khoảng 7.211 tỷ đồng.

Như vậy, tổng thu nhập dự kiến trong năm 2018 của tỷ phú USD Trần Đình Long khoảng 7.230 tỷ đồng.

Tỷ phú USD Trần Đình Long dự kiến nhận thêm hơn 7.230 tỷ đồng trong năm 2018 (Ảnh: IT)

Tỷ phú USD Trần Đình Long dự kiến nhận thêm hơn 7.230 tỷ đồng trong năm 2018 (Ảnh: IT) 
Với mức chi lương, thưởng lên tới 181 tỷ đồng (chưa kể lương cho ban điều hành), Hoà Phát là một trong những doanh nghiệp chi hậu hĩnh nhất cho các lãnh đạo.

Việc trả thù lao tối đa 1% lãi sau thuế đối với HĐQT và thưởng tối đa 5% khoản lãi vượt kế hoạch đã được Hoà Phát duy trì trong ít nhất 10 năm qua; tuy nhiên bắt đầu gây sự chú ý lớn khi tập đoàn này tăng trưởng nhanh từ năm 2012 đến nay.

Năm 2012, hội đồng quản trị Hoà Phát được trả thù lao 10,3 tỷ đồng, tăng nhanh chóng lên mức 80 tỷ đồng năm 2017. Mức thưởng đối với ban điều hành cũng tăng từ 16,6 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng năm 2016 và 101 tỷ đồng năm 2017. Tổng cộng các khoản này lên tới 675 tỷ đồng giai đoạn 6 năm vừa qua.

Tại các ĐHĐCĐ thường niên, một vài ý kiến tỏ ra băn khoăn về khoản thu nhập khổng lồ của ban lãnh đạo Hoà Phát. Phản hồi, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trong cuộc họp năm 2016 khẳng định, trên sàn chứng khoán hiếm có doanh nghiệp tốt như Hoà Phát, năm nào cũng tăng trưởng nhanh, chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao cho cổ đông. Việc điều hành hiệu quả một doanh nghiệp lớn và chất lượng như vậy thể hiện năng lực và tinh thần trách nhiệm của ban lãnh đạo Tập đoàn, và họ xứng đáng nhận được mức thu nhập tương xứng.

Giai đoạn 2012-2017, Hoà Phát ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh, với tổng tài sản tăng 2,8 lần lên 53.022 tỷ đồng, vốn cổ phần tăng gần gấp 4 lần lên mức 15.170 tỷ đồng. Doanh thu năm vừa qua ở mức 46.855 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cách đây 5 năm, lãi sau thuế theo đó vọt từ 1.031 tỷ đồng lên 8.015 tỷ đồng.

Mức thu nhập của ban lãnh đạo Hoà Phát được đánh giá là "không có đối thủ" ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp có tiếng chịu chi như FPT hay Vinamilk cũng chỉ trả quanh mức 20 tỷ đồng cho HĐQT, hay PVGas là 13,5 tỷ đồng trong năm 2016. REE đã trả thù lao cho HĐQT và Bán Kiểm soát 2,98 tỷ đồng trong năm 2017 và dự kiến nâng con số này lên mức 5 tỷ đồng trong năm 2018.