SCIC đặt mục tiêu lãi hơn 4.800 tỷ, thoái vốn tại 85 doanh nghiệp trong năm 2020

(Vietnamdaily) - Trong 85 doanh nghiệp mà SCIC muốn thoái vốn năm 2020, có 28 doanh nghiệp đang giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
 

Theo báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), trong năm 2019, tổng doanh thu đạt 6.499 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế 5.023 tỷ đồng.

Tổng công ty đã bán vốn thành công tại 12 doanh nghiệp (11 doanh nghiệp bán hết và 1 doanh nghiệp bán bớt). Doanh thu bán vốn là 314 tỷ đồng, gấp 3,8 lần giá vốn.

Năm 2020, SCIC đặt kế hoạch doanh thu 6.916 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.839 tỷ đồng. Trong khi mục tiêu doanh thu tăng 6% thì lợi nhuận lại giảm gần 4%.

SCIC dat muc tieu lai hon 4.800 ty, thoai von tai 85 doanh nghiep trong nam 2020
 

Đồng thời, SCIC cũng đã công bố danh sách dự kiến bán vốn tại 85 doanh nghiệp có vốn nhà nước trong năm nay, giảm so với danh sách 108 đơn vị năm 2019.

Trong 85 doanh nghiệp này, có 28 doanh nghiệp đang giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Có nhiều doanh nghiệp đã xuất hiện liên tục trong kế hoạch bán vốn những năm gần đây như CTCP FPT (SCIC sở hữu 6%), Tập đoàn Bảo Việt (SCIC sở hữu 3%), Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (SCIC sở hữu 51%).

CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (SCIC sở hữu 27%), Công ty Đầu tư Bảo Việt - SCIC (SCIC sở hữu 50%), Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam (SCIC sở hữu 33%).

Trong danh sách này, một số doanh nghiệp được SCIC dự kiến thoái với tỷ lệ đang nắm giữ tại doanh nghiệp ở mức chi phối cao như CTCP Thương mại và Đầu tư Khánh Hoà (SCIC sở hữu 100%), CTCP Công trình Giao thông Bình Thuận (SCIC sở hữu 92%).

CTCP Kỹ nghệ thực phẩm Á Châu (SCIC sở hữu 79%), CTCP Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (SCIC sở hữu 99%), CTCP In Tổng hợp Cần Thơ (SCIC sở hữu 97%)...

SCIC sắp nhận về 170 tỷ đồng cổ tức từ Dược Hậu Giang

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng nhận được gần 170 tỷ đồng nhờ sở hữu 43,3% vốn DHG.
 

CTCP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) vừa công bố thông tin về việc chi trả tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 30%, thanh toán vào ngày 5/6. Theo đó, cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu sẽ nhận 3.000 đồng. Với gần 171 triệu cổ phiếu niêm yết, ước tính DHG sẽ chi ra trên 392 tỷ đồng để thực hiện thanh toán.

Taisho Pharmaceutical, cổ đông chi phối nắm giữ tới hơn 51% cổ phần sẽ thu về gần 200 tỷ đồng. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng nhận được gần 170 tỷ đồng nhờ sở hữu 43,3% vốn.

Vì sao doanh nghiệp huỷ cổ phiếu quỹ, giảm vốn điều lệ?

(Vietnamdaily) - Hiếm khi trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận các trường hợp công bố huỷ cổ phiếu quỹ. 
 

Mua cổ phiếu quỹ là động thái khá phổ biến của các doanh nghiệp niêm yết với nhiều mục đích, nhưng cốt yếu để “đỡ giá” khi cổ phiếu xuống thấp. 

Tính tới thời điểm cuối tháng 3/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua đà sụt giảm mạnh ở mức 26% so với mức cao nhất năm 2020. Do đó, các công ty và các cổ đông nội bộ đã lên kế hoạch mua lại cổ phiếu để trấn an tâm lý nhà đầu tư và kìm hãm đà giảm này.

Kịch bản xấu nhất, SCIC chỉ hoàn thành 16% kế hoạch lợi nhuận năm nay

Ở kịch bản tốt nhất, SCIC sẽ hoàn thành 82% kế hoạch, trong khi ở kịch bản xấu, lợi nhuận của tổng công ty dự kiến chỉ ở mức 16% kế hoạch.

Ngày 11/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), các khó khăn vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ và kiến nghị đề xuất.

Bảo toàn vốn nhà nước