![]() |
![]() |
Bộ Công thương sau quá trình điều tra đã đưa ra quyết định áp dụng tạm thời mức thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá ở mức 48,88% với đường tinh luyện và 33,88% với đường thô nhập khẩu từ Thái Lan, có hiệu lực trong vòng 120 ngày kể từ ngày 17/2/2021.
Cùng với kỳ vọng đường lậu được kiểm soát, nguồn cung đường trong nước thiếu hụt sẽ hỗ trợ giá đường nội địa tiếp tục tăng mạnh, hỗ trợ các nhà sản xuất đường gia tăng biên lợi nhuận gộp.
Ngày 21/9, Bộ Công Thương đã công bố Quyết định 2171/QĐ-BCT, bắt đầu điều tra về khả năng lẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện hành đối với đường Thái Lan khi đường Thái Lan có thể được nhập khẩu vào Việt Nam qua các nước ASEAN thứ ba như Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia và Indonesia.
Trước đó hồi tháng 6/2021, Bộ Công Thương đã áp thuế chống bán phá giá chính thức là 47,6% đối với giá đường (cả đường tinh luyện và đường thô) nhập khẩu từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm.
Vietjet mới đây đã có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải, góp ý về dự thảo thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/10/2022.
Theo Vietjet, mục đích của việc ban hành thông tư là để thực hiện điều tiết giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa (áp dụng có thời hạn) nhằm hỗ trợ giảm bớt khó khăn, giảm nguy cơ dẫn đến phá sản của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), giảm thiểu thiệt hại cho nhà nước (với tư cách là cổ đông nắm giữ cổ phần chi phối trên 86% vốn điều lệ của Vietnam Airlines) trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.