Saudi Arabia trục xuất 15.000 con lạc đà Qatar

Riyadh dường như thể hiện rằng không hề muốn có bất cứ mối liên hệ nào với Doha khi quyết định trục xuất lạc đà của Qatar cũng phải rời lãnh thổ Saudi Arabia.

Sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, Riyadh dường như thể hiện rằng không hề muốn có bất cứ mối liên hệ nào với Doha khi quyết định trục xuất cả lạc đà của Qatar cũng phải rời lãnh thổ Saudi Arabia. Hãng tin Sputnik cho biết Saudi Arabia đã ban hành sắc lệnh buộc tất cả những con lạc đà của Qatar đang được chăn thả trên lãnh thổ của nước này phải bị trục xuất hoặc ít nhất là quay trở lại biên giới giữa hai nước.
Sau đó, hàng nghìn con lạc đà Qatar đã bị mắc kẹt ở biên giới trong nhiều ngày với lượng thực phẩm và nước uống ít ỏi.
Saudi Arabia truc xuat 15.000 con lac da Qatar
Những con lạc đà trên đường từ Saudi Arabia đến biên giới với Qatar ngày 20/6. Ảnh: Reuters 
Reuters dẫn lời một người chủ sở hữu lạc đà Qatar giận dữ nói: “Chúng dần chết đói. Một vài con đực thì đánh nhau và trong tình trạng rất tồi tệ”.
Theo Foreign Policy, người dân Qatar đã rất bất bình trước hình ảnh những chú lạc đà đói khát xuất hiện trên các tờ báo địa phương vào ngày 19/6. Các nhà chức trách sau đó đã gửi đồ tiếp tế cho những con lạc đà mắc kẹt và dựng lên những lán trại tạm thời ở vùng biên giới.
Với diện tích 11.580 km vuông, Qatar không có nhiều đất đai để chăn thả lạc đà- con vật được coi là một trong những cột trụ của nền văn hóa truyền thống đất nước này. Trong quá khứ, nhiều gia đình Qatar chăn thả đàn lạc đà của họ tại Saudi Arabia do vậy thường xuyên di chuyển qua biên giới giữa hai nước và điều này hoàn toàn được cho phép.
Được biết kể từ khi lệnh trục xuất được ban hành, khoảng 15.000 con lạc đà của Qatar đã rời khỏi lãnh thổ đất nước hàng xóm Saudi Arabia.
Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Yemen đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vào ngày 5/6 kèm cáo buộc rằng nước này hỗ trợ khủng bố. Sau đó, đã có một vài quốc gia khác “theo chân” những nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Tuy nhiên những người chăn lạc đà dường như không muốn liên can đến việc chính trị. Reuters dẫn lời một người chăn lạc đà Qatar nói: “Chúng tôi chỉ muốn sống qua ngày, đến Saudi Arabia chăm sóc đàn lạc đà rồi quay trở lại và chăm lo cho gia đình mình”.

Quân đội Iraq giải phóng hoàn toàn thành phố Mosul

(Kiến Thức) - Hôm 29/6, quân đội Iraq đã giành lại quyền kiểm soát phần còn lại của nhà thờ Hồi giáo al-Nuri ở trung tâm thành phố Mosul.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul
 Theo Reuters, ngày 29/6, quân đội Iraq đã giành lại quyền kiểm soát phần còn lại của nhà thờ Hồi giáo al-Nuri 850 tuổi ở khu Thành cổ Mosul. Ảnh: Một thành viên của lực lượng chống khủng bố Iraq đi qua đống đổ nát ở nhà thờ al-Nuri hôm 29/6.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-2
 Sau chiến thắng quan trọng này, Iraq tuyên bố sự kiểm soát của phiến quân IS ở thành phố Mosul đã chấm dứt.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-3
 “Nhà nước Hồi giáo tưởng tượng (của IS) đã sụp đổ”, người phát ngôn quân đội Iraq, Thiếu tướng Yahya Rasool, phát biểu trên truyền hình.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-4
 Một thành viên của lực lượng chống khủng bố đứng tại căn cứ của lực lượng Iraq ở Thành cổ Mosul ngày 29/6.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-5
 Khói bốc lên từ nhà thờ Hồi giáo al-Nuri sau khi các lực lượng Iraq giành lại quyền kiểm soát công trình lịch sử này ở Thành cổ Mosul ngày 29/6.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-6
 Cảnh sát Liên bang Iraq giơ tay biểu tượng chiến thắng khi trở về từ tiền tuyến ở Thành cổ Mosul.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-7
Một cảnh sát Iraq cầm vũ khí trên tiền tuyến ở khu phố cổ. 

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-8
Những người dân Iraq được giải cứu đang ở trong căn cứ của lực lượng Iraq tại Thành cổ Mosul hôm 29/6. 

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-9
 Các em nhỏ Iraq sơ tán nhận thức ăn được phân phát miễn phí ở khu phố cổ ngày 29/6.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-10
 Một cảnh sát Iraq ở Tây Mosul.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-11
 Trước đó, ngày 21/6, quân đội Iraq cho biết phiến quân IS đã cho nổ tung nhà thờ Hồi giáo al-Nuri và tháp biểu tượng Hadba ở khu vực Thành cổ Mosul.

Anh: Quan doi Iraq giai phong hoan toan thanh pho Mosul-Hinh-12
Được biết, hồi tháng 7/2014, tại nhà thờ Hồi giáo al-Nuri, tên Abu Bakr al-Baghdadi đã đưa ra bài thuyết giáo đầu tiên dưới cương vị là thủ lĩnh tối cao của phiến quân IS. (Nguồn ảnh: Reuters). 

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn Qatar trong khủng hoảng Vùng Vịnh?

(Kiến Thức) - Ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ ban lãnh đạo ở Doha, phát đi tín hiệu rõ rằng Qatar không đơn độc.

Đài phát thanh Deutsche Welle (DW) phỏng vấn học giả người Thổ Nhĩ Kỳ Serhat Erkmen về vai trò của Ankara trong khủng hoảng Vùng Vịnh hiện nay.
Học giả Serhat Erkmen đang làm việc tại Viện Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 21, trong đó ông phụ trách bộ phận Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi. Ông cũng giảng dạy tại Đại học Ahi Evran ở Kirsehir.