Sau Khá Bảnh, Youtube của “thánh chửi” Dương Minh Tuyền đã bị khoá

(Kiến Thức) - Kênh Youtube của Dương Minh Tuyền vừa bị đóng cửa do vi phạm chính sách bạo lực.

Dương Minh Tuyền được cư dân mạng gán cho biệt danh "thánh chửi" khi liên tục đăng video chửi bới với lời lẽ tục tĩu trên Youtube cũng như mạng xã hội facebook. Ngoài ra, kênh này còn hoạt động với mô-típ "giang hồ mạng" như cách hoạt động của Khá Bảnh - người vừa bị công an bắt giữ mới đây.
Sau Kha Banh, Youtube cua “thanh chui” Duong Minh Tuyen da bi khoa
 Dương Minh Tuyền đăng video với nội dung chửi bới tục tĩu.
Theo thống kê của Socialblade, ước tính kênh Youtube của "thánh chửi" Dương Minh Tuyền có thể kiếm về cho chủ tài khoản từ 5.000 đến 79.800 US/tháng (tương đương khoảng 116 triệu - 1,86 tỉ đồng). Khi còn hoạt động bình thường, kênh video này có hơn nửa triệu lượt theo dõi, bao gồm 62 video với khoảng 40 triệu lượt xem.
Kênh này từng xuất hiện trong danh sách các video thịnh hành ở Việt Nam.
Sáng 4/4, Youtube của Dương Minh Tuyền đã bị khoá. Rất nhiều người khi truy cập kênh này nhận được thông báo: "Tài khoản này đã bị chấm dứt do vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng chính sách của YouTube về bạo lực".
Sau Kha Banh, Youtube cua “thanh chui” Duong Minh Tuyen da bi khoa-Hinh-2
Kênh Youtube của Dương Minh Tuyền bị khóa khi truy cập vào hôm nay. 
Tháng 4/2017, "thánh chửi" Youtube nhận án tù có thời hạn 32 tháng cho hành vi gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản.
Chỉ trước Dương Minh Tuyền một ngày, hôm 3/4, kênh Youtube của Khá "Bảnh" cũng bị đóng cửa với lý do "vi phạm Điều khoản dịch vụ của Youtube". Theo đại diện của Google, công ty công nghệ này đã bị các hành vi tiêu cực của không ít tài khoản Youtube làm tổn hại uy tín trước công chúng. Doanh nghiệp của Mỹ này hứa sẽ thắt chặt hơn các chính sách cũng như thông tin nhanh chóng và minh bạch hơn.
Dù 2 kênh "giang hồ mạng" vừa bị khóa, nhưng rất nhiều tài khoản re-up (đăng lại) video của Dương Minh Tuyền và Khá "Bảnh" vẫn còn tồn tại.

Thần tượng “giang hồ Youtube” như Khá Bảnh rất nguy hiểm, lệch lạc

(Kiến Thức) - Thạc sĩ tâm lý Lê Văn Thịnh cho biết, việc các bạn trẻ thần tượng những nhân vật như Khá Bảnh, thực sự rất nguy hiểm, lệch lạc. Bởi vì, nhân cách và tâm lý con người sẽ có xu hướng trở thành người mà mình hâm mộ và chọn làm thần tượng.

Thời gian gần đây trên mạng xã hội Youtube tràn lan những nhân vật tự nhận mình là giang hồ, liên tục đăng tải những video với nội dung bạo lực, thách đố đánh chém nhau, dọa nạt nhân vật giang hồ này, người có "số má" kia... Nổi lên trong số những "giang hồ Youtube" đó có Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng... đều là những người có tiền án, tiền sự và đời tư bất hảo.

Điều đáng nói, dù những nội dung của các kênh về giang hồ, xã hội đen "sặc" mùi bạo lực, chửi bậy, thách đố đánh chém nhau, sử dụng tàng trữ chất kích thích, khoe súng, vũ khí, thác loạn, ăn chơi nhảy múa trong vũ trường, quán hát... nhưng lại đánh vào thị hiếu của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ về cuộc sống của giới giang hồ, xã hội đen. Vì vậy, có một lượng lớn giới trẻ theo dõi, xem các kênh trên và hâm mộ, thậm chí là thần tượng những nhân vật "giang hồ Youtube". 

Trao đổi với PV Kiến Thức về hiện tượng này, Thạc sĩ tâm lý Lê Văn Thịnh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đào tạo Apolos) đã có những phân tích, nhận định về sự lệch lạc trong văn hóa, tư tưởng của giới trẻ.

Than tuong
Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đang coi những "giang hồ mạng" như thần tượng. 

- Ông có nhận định như thế nào về hiện tượng này?

Thông thường, những hiện tượng “độc, lạ, khác biệt” thường sẽ gây sự tò mò chú ý của con người. Đó là tâm lý tự nhiên của con người.

Việc hâm mộ thần tượng có phong cách “giang hồ” là một hiện tâm lý xã hội. Đây là một hiện tượng đáng báo động về văn hóa và giáo dục nhân cách của gia đình và nhà trường.

- Dưới góc độ tâm lý, theo ông nguyên nhân do đâu mà các bạn trẻ lại hâm mộ những nhân vật có hình tượng “giang hồ”?

Nguyên nhân của hiện tượng này có rất nhiều, đứng ở góc độ tâm lý lứa tuổi để nhìn nhận, thì tuổi vị thành niên là tuổi đang ở gia đoạn chuyển tiếp giữa độ tuổi trẻ con và người lớn mà người ta vẫn thường gọi là hiện tượng “dở ông, dở thằng”. Giai đoạn này, thông thường sẽ xuất hiện một cuộc khủng hoảng về tâm lý do sự thay đổi cơ thể về mặt sinh học. Ở giai đoạn tuổi này, các bạn thích thể hiện, khẳng định bản thân mình là người lớn, thích thể hiện cái tôi, bản ngã của mình. Nên thường bắt chước những thói quen xấu của người lớn như uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, đua xe…

Bên cạnh đó, thì cũng rất nhiều bạn phát triển những thói quen tốt, tập trung học tập chăm chỉ với mục đích là thể hiện và khẳng định bản thân, cái tôi của mình.

Than tuong
ThS tâm lý Lê Văn Thịnh phân tích rằng nhiều bạn trẻ đang dễ nhiễm những thói quen xấu của người lớn.  

Đứng dưới góc độ tâm lý - xã hội, các bạn trẻ bây giờ đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin ở khắp mọi nơi nên rất dễ dàng tiếp nhận với đủ mọi loại thông tin tích cực và tiêu cực. Giới trẻ bị ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi trên mạng, và thường hành xử theo tâm lý bầy đàn của con người. Đặc biệt là khi nhận thức của các bạn mới ở một giới hạn nhất định, nên rất dễ bị lôi cuốn, thu hút bởi đám đông, bởi những thông tin “độc, lạ, sốc”.

Nguyên nhân tiếp theo, là do ở độ tuổi này, các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nam luôn khao khát một hình mẫu để noi theo. Những hình mẫu này có thể là những người gần gũi với các bạn trẻ nhất. Ví dụ, như với các bạn nam, thường chọn hình mẫu là người cha. Còn với các bạn nữ, thường chọn hình mẫu là người mẹ.

- Ông có thể phân tích sâu hơn về những hình mẫu vừa đề cập không?

Với những bạn trẻ ở độ tuổi này, nếu đã có hình mẫu tích cực để noi theo thì các bạn ấy sẽ không hâm mộ những hình mẫu, những thần tượng như Khá Bảnh. Ngược lại, nhiều bạn chưa có hình mẫu để noi theo, kết hợp với nhận thức, tư duy ở mức độ nhất định nên rất dễ sa đà, a dua theo tâm lý bầy đàn của đám đông.

Ngoài ra, nguyên nhân nữa, có thể là do sự giáo dục theo kiểu áp đặt của gia đình, thậm chí là của thầy cô sẽ khiến cho các bạn trẻ có tâm lý chống đối, bốc đồng, muốn được cởi trói tư duy, thích làm ngược so với sự giáo dục của người lớn. Nên thay vì chọn những nhân vật tích cực để làm hình mẫu thì các bạn lại chọn những nhân vật tiêu cực.

- Theo ông thì hâm mộ những thần tượng “giang hồ” có phải là thị hiếu lệch lạc?

Việc các bạn trẻ thần tượng những nhân vật “giang hồ” như Khá Bảnh, thực sự rất nguy hiểm, lệch lạc. Bởi vì, nhân cách và tâm lý con người ta sẽ có xu hướng trở thành người mà mình hâm mộ và chọn làm thần tượng.

Mời quý vị độc giả xem video: Khá Bảnh khóc lóc ân hận khi bị công an bắt

- Ông có lời khuyên thế nào cho các bạn trẻ?

Với các bạn trẻ, tuổi trẻ là tuổi quý giá nhất trong cuộc đời con người, là tuổi để học tập, tu dưỡng và rèn luyện thể chất, nhân cách. Thay vì các bạn dành thời gian quý giá của mình để làm những việc như vậy, thì các bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ và tìm cho mình các câu trả lời quan trọng như sau:

Tôi là ai, tôi có sứ mệnh trong cuộc đời này là gì, tôi đam mê lĩnh vực gì nhất, sở trường của tôi là gì, tôi muốn trở thành một người như thế nào trong 5 năm, 10, 20 năm nữa, tôi chọn ai để làm hình mẫu, con người mà tôi khao khát trở thành là ai? Nên chọn cho mình những hình mẫu tích cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Tối ngày 1/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Từ Sơn tổ chức truy bắt Khá Bảnh. Đến khoảng 19h tối cùng ngày, Công an Thị xã Từ Sơn và Công an tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện lệnh khám nhà Ngô Bá Khá, trú tại xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn).

Ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Ngô Bá Khá (tức Khá Bảnh) về tội “Đánh bạc” và “Tổ chức đánh bạc” quy định tại Điều 321, Điều 322 Bộ luật hình sự 2015.

Riêng các đối tượng Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Hữu Hội, Ngô Lương An, Trịnh Hữu Quý, là đồng bọn của Bảnh bị khởi tố về tội danh “Đánh bạc”.

Đại tướng Tô Lâm yêu cầu điều tra, xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em

(Kiến Thức) - Bộ Công an cho biết, gần đây một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật có dấu hiệu phức tạp, trong đó có tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.

 

Ngày 3/4/2019, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản chỉ đạo, yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý, giảm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản chỉ đạo ngay sau khi xảy ra vụ việc nguyên viện phó Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh có hành vi sàm sỡ một bé gái trong thang máy tại TP HCM gây bức xúc dư luận.

Đâm chết bạn gái ở Ninh Bình: CSGT, người dân không giải cứu... có phạm luật?

(Kiến Thức) - Theo quan sát, tại thời điểm nam thanh niên đâm chết bạn gái ở Ninh Bình, có một CSGT và đông người dân chứng kiến, nhưng không ngăn chặn, vô cảm quay video, gọi điện. Hành vi này vi phạm điều 132 - Luật Hình sự?

Liên quan đến vụ án mạng nam thanh đâm chết bạn gái ở Ninh Bình, dư luận đặt câu hỏi: Việc viên CSGT và người dân có vi phạm Điều 132 Bộ luật Hình sự quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay không? 
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn Luật sư TP HCM) đã có những phân tích về vụ việc.