Sau hàng loạt bằng chứng, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng vẫn kêu oan

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng cho rằng, cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn nhận 2,6 triệu USD chạy án nhưng chỉ làm rõ được 800.000 USD, cần phải làm rõ số tiền còn lại.

Ngày 21/7, trong phần đối đáp vụ án "chuyến bay giải cứu", đại diện VKS đã đưa ra hàng loạt bằng chứng để cáo buộc cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an Hoàng Văn Hưng. Bao gồm: Clip dữ liệu camera cho thấy Hưng nhận chiếc cặp từ lái xe của Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội); các bằng chứng cho thấy Hưng đã can thiệp, đưa thông tin quá trình điều tra vụ án ra ngoài cho Tuấn và Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Bluesky) biết và bằng chứng cho thấy Hưng khai báo gian dối.
Sau hang loat bang chung, cuu dieu tra vien Hoang Van Hung van keu oan
Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng. Ảnh: Phi Hùng 
Theo cáo buộc, bị cáo Lê Hồng Sơn là Tổng Giám đốc, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng là Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky, trong quá trình xin cấp phép các chuyến bay đã đưa hối lộ cho một số cá nhân có thẩm quyền. Khi có thông tin cơ quan công an đang điều tra vụ án, cuối tháng 1/2022, Sơn và Hằng đã bàn bạc tìm cách thoát án. Sau đó, Hằng nhờ bị cáo Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công an Hà Nội giúp đỡ.
Bị cáo Tuấn đã điện thoại nhờ Hoàng Văn Hưng giúp đỡ và thu xếp cho Hằng và Sơn gặp nhau ở nhà Tuấn. Quá trình này, bị cáo Tuấn, Hằng khai đã đưa cho Hưng số tiền 1,85 triệu USD. Tuy nhiên, CQĐT xác định không có căn cứ chứng minh Hưng đã nhận số tiền này. Đến tháng 9/2022, Hoàng Văn Hưng bị điều chuyển công tác, nhưng bị cáo vẫn tiếp tục liên lạc, trao đổi với Tuấn, gặp Hằng trao đổi một số thông tin liên quan vụ án, cung cấp thông tin sai sự thật về vai trò của Hưng trong vụ án để yêu cầu chi tiền. Giai đoạn này, bị cáo Hưng bị cáo buộc 2 lần nhận tiền, tổng số 800.000 USD.
Trước đó, bị cáo Tuấn khai trong số 2,6 triệu USD, có 400.000 USD tiền mua đất chung với Hằng nên giữ lại, còn 2,2 triệu USD (khoảng 61 tỷ đồng), bị cáo Tuấn đã chuyển toàn bộ cho Hoàng Văn Hưng để Hưng "chạy án" giúp Hằng và Sơn. Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Tuấn chuyển 800.000 USD (hơn 18 tỷ đồng) cho bị cáo Hưng; số còn lại (khoảng 43 tỷ đồng) chưa làm rõ ai đang giữ.
Khi được gọi lên bục khai báo, Hoàng Văn Hưng tiếp tục kêu oan và cho rằng, trước khi khởi tố vụ án, bị cáo không có cơ hội giải trình về lời khai của Nguyễn Anh Tuấn. Tranh luận với kiểm sát viên, Hoàng Văn Hưng đề nghị làm rõ số tiền Hằng chi ra chạy án đã đi về đâu. Nếu bị cáo Tuấn không đưa cho ai, cần khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". "Nói bị cáo cầm 18 tỷ rồi khởi tố tội lừa đảo, vậy anh Tuấn cầm 43 tỷ đồng sao không phải lừa đảo?”, bị cáo Hưng nói.
Sáng 21/7, VKS đã cho trình chiếu video clip thể hiện Hưng có nhận chiếc cặp do bị cáo Tuấn nhờ người mang đến. VKS và bị cáo Tuấn khẳng định bên trong chứa 450.000 USD. Tuy nhiên, bị cáo Hưng vẫn khẳng định bên trong chỉ là 4 chai rượu. ''Mọi người thấy clip rồi, nhưng không có lời khai, hình ảnh nào thể hiện bên trong có 450.000 USD”.
Cựu điều tra viên còn cho rằng, bị cáo Tuấn, bị cáo Hằng thống nhất lời khai theo hướng đổ tội cho mình nên: “Đề nghị khởi tố anh Tuấn, chị Hằng tội vu khống bị cáo”. Bị cáo Hưng nhiều lần khẳng định, các chứng cứ kết tội lừa đảo, buộc tội bị cáo chỉ dựa trên lời khai của bị cáo Tuấn cùng bị cáo Hằng. “Bị cáo bị oan là do cơ quan điều tra, VKS không tuân thủ pháp luật, chỉ đạo của lãnh đạo về chống oan sai”- bị cáo Hưng nói. Bị cáo Hoàng Văn Hưng sau đó nhắc lại chỉ đạo của lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, nội dung cần độc lập khi khởi tố và phê chuẩn khởi tố; đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội; thu thập cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
Trong khi đó, bị cáo Phạm Trung Kiên cho biết, thời điểm dịch COVID-19, bị cáo đã đi hết các điểm dịch, được Thủ tướng tặng Bằng khen; gia đình bị cáo có nhiều người thân đi chiến trường miền Nam chống Mỹ, chống Pháp.
“Bị cáo có những tình tiết như trên nhưng không được VKS xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo bị đề xuất mức án nghiệt ngã cuộc đời"- bị cáo Kiên nói và xin HĐXX xem xét được giảm nhẹ hình phạt “để làm lại cuộc đời”. Bị cáo cho biết thêm, theo kế hoạch, trong ngày hôm nay hoặc ngày mai (22/7), gia đình bị cáo sẽ nộp hết toàn bộ số tiền phải khắc phục vụ án. "Bị cáo nhận tội trước nhân dân, Đảng, Nhà nước và ăn năn hối lỗi trước hành vi phạm tội của mình"- Kiên nói.
  

>>> Xem thêm video: Báo cáo rõ vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu sau giám sát

Nguồn: VTV 24.

Vụ “chuyến bay giải cứu”: 54 bị cáo trước vành móng ngựa, còn ai “núp trong bóng tối”?

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, có những người đang còn “núp trong bóng tối”. Các cơ quan tố tụng cần sớm làm rõ để truy tới cùng, nếu vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh.

Từ ngày 11/7, TAND TP Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo dõi diễn biến phiên tòa, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng, ngoài 54 bị cáo, cơ quan tố tụng cần tiếp tục làm rõ những người khác đã nhận tiền liên quan vụ án với tinh thần “không có vùng cấm”.

Hà Nội thiếu trường công lập: Nên cho Chủ tịch thành phố được “xé rào“

“Cần cho phép Chủ tịch UBND TP Hà Nội được xé rào trong việc quyết định đầu tư, phát triển giáo dục... với sự ưu ái và đặc thù hơn”, PGS.TS Bùi Thị An, nêu quan điểm.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Hà Nội đang thiếu trường công lập; còn trường tư thục, dân lập không thiếu.
Ha Noi thieu truong cong lap: Nen cho Chu tich thanh pho duoc “xe rao“
 PGS.TS Bùi Thị An.
Bàn về biện pháp khắc phục, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong việc sửa đổi Luật Thủ đô cần phải ưu tiên phát triển giáo dục, văn hóa. Hà Nội phải đi trước một bước trong lĩnh vực này, tức là phải có quỹ đất ưu tiên cho đầu tư giáo dục, xác định rõ là quốc sách hàng đầu. Cụ thể, Hà Nội phải đảm bảo 2/3 số học sinh khi vượt cấp phải được tham gia trường công lập chất lượng.