Sập lan can khiến 16 học sinh bị thương: Nhà trường nói gì?

(Kiến Thức) - Lãnh đạo trường Tiểu học Văn Môn đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan chức năng về việc cơ sở vật chất trường đã cũ nát trước khi vụ sập lan can xảy ra.

Trao đổi với PV Kiến Thức sáng 12/12, đại diện trường Tiểu học Văn Môn cho biết, nhà trường đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng về việc cơ sở vật chất nhà trường đã cũ nát xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho thầy và trò trước khi vụ sập lan can xảy ra. (Xem thêm >> Sập lan can trường tiểu học Văn Môn, 16 học sinh bị thương)
Ngay trong sáng 12/12, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cùng các cơ quan chức năng của huyện Yên Phong đã đến trường Tiểu học Văn Môn kiểm tra thực tế hiện trường và cơ sở vật chất của trường. Cơ quan chức năng đã chỉ đạo nhà trường rà soát lại những khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Yên Phong, Trường tiểu học Văn Môn khẩn trương ổn định công tác dạy và học, khắc phục sự cố, thăm hỏi động viên các học sinh và gia đình học sinh bị thương, kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường...
Trường Tiểu học Văn Môn nơi xảy ra vụ việc.
 Trường Tiểu học Văn Môn nơi xảy ra vụ việc.
Trong khi đó, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Vũ Xuân Lộc - Trưởng Công an huyện Yên Phong cho biết, hiện các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đang tổ chức giám định, điều tra làm rõ vụ sập lan can tại trường tiểu học. 
Lãnh đạo Công an huyện Yên Phong cũng cho biết, thời điểm xảy ra vụ tai nạn vào đầu giờ chiều 11/12 trong lúc 16 cháu học sinh chơi trò đuổi bắt.
Một số hình ảnh về hiện trường vụ sập lan can khiến 16 học sinh bị thương tại trường Tiểu học Văn Môn:
 
Hiện trường được giữ nguyên từ chiều qua tới nay.
 Hiện trường được giữ nguyên từ chiều qua tới nay.
 
Hàn khung thép tạm dùng lan can.
Hàn khung thép tạm dùng lan can.
 

Sập lan can trường tiểu học Văn Môn, 16 học sinh bị thương

(Kiến Thức) - Bí thư Huyện ủy Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết, vụ sập lan can tại trường Tiểu học Văn Môn, xã Văn Môn (huyện Yên Phong) đã khiến 16 cháu bị thương phải nhập viện.

Trao đổi với PV Kiến Thức chiều tối 11/12,  ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết đã cử một Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo việc xử lý vụ sập lan can trường Tiểu học Văn Môn khiến 16 cháu bị thương.
Trường Tiểu học Văn Môn, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: VTV.
 Trường Tiểu học Văn Môn, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: VTV.

Thái Nguyên: Khó di dời trạm BOT Bờ Đậu

Đại diện nhà đầu tư dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới cho rằng, phương án bỏ trạm BOT Bờ Đậu và di dời lên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là không khả thi.
 

 UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây có văn bản đề nghị Bộ GTVT dỡ bỏ 1 trạm BOT Bờ Đậu (đặt trên QL3 cũ (Km77+922, QL3 cũ), cho phép nhà đầu tư mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đặt trạm tại đây. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư cho biết, phương án này không khả thi.
Trao đổi với VietNamNet chiều qua, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch HĐTV tập đoàn Cienco4 - đại diện liên danh nhà đầu tư cho rằng, các hạng mục bổ sung chỉ được thực hiện sau khi dự án thu phí hoàn vốn.
“Hợp đồng cũ của dự án Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp mở rộng QL3 đến nay vẫn chưa được thực hiện, nên việc huy động vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay từ ngân hàng để đầu tư hạng mục bổ sung mở rộng, hoàn thiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên rất khó khăn và không khả thi”, ông Huỳnh nói.
Chủ đầu tư cho rằng không thể di dời trạm thu giá trên QL3 cũ.
Chủ đầu tư cho rằng không thể di dời trạm thu giá trên QL3 cũ. 
Trong khi đó, đại diện Vụ Đối tác công tư (PPP- Bộ GTVT) cho hay, phương án tỉnh Thái Nguyên đề xuất chỉ là 1 trong số 4-5 phương án được tính đến để giải quyết tồn tại dự án Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 hiện nay.
Tuy nhiên, qua tính toán sơ bộ, phương án dời trạm thu giá về cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên không mấy khả thi do đây là 2 dự án khác nhau, nguồn đầu tư khác nhau.
Đề xuất 3 phương án
Để giải quyết tình trạng dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 cũ hoàn thành đưa vào khai thác gần 1 năm vẫn chưa được thu phí, liên danh nhà đầu tư dự án vừa đề xuất 3 phương án.
Một là, giữ nguyên 2 trạm thu giá tại dự án (1 trạm đặt trên QL3 cũ và 1 trạm trên QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới) theo hợp đồng đã ký kết, cho phép nhà đầu tư tổ chức thu giá hoàn vốn trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành. Miễn giảm cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận đã được địa phương và nhà đầu tư thống nhất.
Hai là, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu giá, vị trí đặt trạm, mức giá; trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách.
Ông Huỳnh phân tích: “Nếu chỉ thu phí trên tuyến QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới, dự án không thể hoàn vốn vì lưu lượng xe chỉ chiếm 10 - 15% trên tổng lưu lượng của toàn tuyến. Các phương tiện sẽ tiếp tục tập trung đi vào QL3 cũ, khiến tuyến đường này và hệ thống đường ngang trên QL3 sẽ bị tàn phá, xuống cấp”.
Theo tính toán sơ bộ, dự án chỉ đặt 1 trạm thu giá trên tuyến QL3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn, ngân sách nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng mới đảm bảo phương án tài chính khả thi.
Ba là, nhà đầu tư đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án. Số tiền mua lại khoảng 3.000 tỷ đồng, gồm giá trị tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, lãi vay ngân hàng và phần lãi đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Đại diện Vụ PPP cho biết, ngay trong tuần này Bộ GTVT sẽ họp để chọn ra phương án khả thi nhất.

Thực hư tin người dân bắt hổ mang chúa dài 5m

(Kiến Thức) - Con hổ mang chúa "khủng" dài khoảng 5 mét và trọng lượng ước tính 20 kg vừa bị người dân dùng kích điện bắt được thu hút sự chú ý của dư luận...

Ngày 11/12, một đoạn clip được đăng tải trên MXH cảnh người dân mang kích điện bắt hổ mang chúa "khủng", cạnh đó có nhiều người dân hiếu kỳ đứng xem khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, cảnh bắt con rắn "khủng" này diễn ra tại xưởng gỗ Bà Hoàn ở khu vực Đồng Câu (thuộc địa phận xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Ước tính con hổ mang này dài chừng 5m, nặng 20kg.