Ký kết Hiệp ước đối tác chiến lược Mỹ- ASEAN

(Kiến Thức) - Các nguồn tin nói với tạp chí The Diplomat rằng Mỹ-ASEAN sẵn sàng ký kết hiệp ước đối tác chiến lược mới vào cuối tuần này ở Malaysia.

Chính quyền Obama đã tăng đáng kể cam kết của Mỹ với ASEAN, thông qua việc bổ nhiệm đại sứ Mỹ đầu tiên tại ASEAN thường trú ở Jakarta và  tiến hành hội nghị cấp cao hàng năm giữa tổng thống  Mỹ và các nhà lãnh đạo ASEAN.
Sap ky ket Hiep uoc doi tac chien luoc My- ASEAN?
Các cuộc thảo luận về  quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN đã được tiến hành trong nhiều năm qua  và đàm phán về các chi tiết cụ thể đã được thực hiện trong hầu hết năm 2015.  
Việc nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên tầm đối tác chiến lược sẽ là một thành công, khi Tổng thống Barack Obama đang tiến đến năm cuối cùng ở Nhà Trắng  và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang chuẩn bị cho ra mắt Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay.
Các cuộc thảo luận về  quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN đã được tiến hành trong nhiều năm qua  và đàm phán về các chi tiết cụ thể đã được thực hiện trong hầu hết năm 2015.  Sau cuộc đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 28 tại thủ đô Washington hồi tháng 5/2015, các quan chức Mỹ tiết lộ rằng hai bên đang tích cực làm việc để nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên tầm đối tác chiến lược vào thời điểm diễn ra Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trong tháng 11/2015.
Trong một cuộc họp báo trước chuyến đi của Tổng thống Obama đến Philippines tham dự Hội nghị cấp cao APEC và đến Malaysia  để tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN cũng như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào cuối tuần này, Trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel nói với báo giới:  "Chúng tôi đã sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên cấp độ cao hơn”.  Các quan chức  Mỹ cho biết các chi tiết đã được hoàn thiện và  hiệp ước mới sẽ được ký kết sau cuộc tham vấn Mỹ-ASEAN tại Kuala Lumpur vào cuối tuần này.
Theo tạp chí The Diplomat,  hiệp ước mới sẽ định hình quan hệ Mỹ-ASEAN trong 5 năm tới, đề  ra kế hoạch hành động nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ song phương cũng như các lĩnh vực ưu tiên hợp tác không chỉ song phương mà  còn về các vấn đề khu vực, toàn cầu và xuyên quốc gia.
Mặc dù  Mỹ  và ASEAN đã  làm việc với nhau về  một số vấn đề bức xúc trong quá trình tham vấn - từ  đánh cá, buôn bán  bất hợp pháp đến biến đổi khí hậu, hiệp định đối tác chiến lược mới sẽ mang lại nền tảng cấu trúc cũng như danh sách các biện pháp cụ thể mà thông qua đó, hai bên có thể thúc đẩy hợp tác.
Một quan chức Mỹ, yêu cầu không nêu tên, nói với tạp chí The Diplomat:  "Chúng tôi coi hiệp định mới này là phương thức hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai”.
Ngoài việc thúc đẩy hợp tác, các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược cũng là một cơ hội để bắt đầu một giai đoạn mới của quan hệ Mỹ-ASEAN, với tầm nhìn hướng tới  việc hình thành một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay.
Hiệp định mới này chính là việc hệ thống hóa những gì đã đạt được và nâng quan hệ Mỹ-ASEAN lên tầm cao mới. Chính quyền Obama rất chú trọng việc thể chế hóa những gì đã đạt được trong chính sách Châu Á của Mỹ, trong đó có việc ký kết các hiệp ước  đối tác chiến lược toàn diện.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Nghị sĩ Mỹ đòi chính quyền Obama tập trung diệt trừ IS

(Kiến Thức) - Các nghị sĩ Mỹ thúc giục chính quyền Obama chấm dứt mưu toan lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad và tập trung mọi nỗ lực vào việc diệt trừ IS.

Đáng chú ý là các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ đã liên minh với nhau trong việc đưa ra yêu cầu này.
Nghi si My doi chinh quyen Obama tap trung diet tru IS
Các nghị sĩ Dân chủ, Cộng hòa đòi chính quyền Obama chấm dứt "cuộc chiến tranh bất hợp pháp" nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tập trung diệt trừ IS.
Ngày 20/11, Hạ nghị sĩ Dân chủ Tulsi Gabbard và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Austin Scott đã cùng nhau trình lên một dự luật kêu gọi chính quyền Obama chấm dứt "cuộc chiến tranh bất hợp pháp" nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tập trung diệt trừ IS.

Philippines kêu gọi hải quân ASEAN bảo vệ biển đảo

(Kiến Thức) - Phát biểu trước các vị lãnh đạo hải quân Đông Nam Á, Tổng thống Aquino nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ “các vùng biển chung” và đảm bảo tự do hàng hải.

Tổng thống Philippines Aquino.
 Tổng thống Philippines Aquino.
Tổng thống Philippines Aquino nhấn mạnh với các vị chỉ huy hải quân rằng lúc này là thời điểm đòi hỏi các quốc gia trong khu vực tìm kiếm các biện pháp để “mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác” trên biển.