Sập hầm mỏ tại Myanmar, gần 60 người thương vong

Ít nhất 15 người thiệt mạng và 45 người bị thương trong một vụ sập hầm mỏ xảy ra ngày 14/7 ở thị trấn Hpakant, bang Kachin, miền Bắc Myanmar.

Cảnh sát địa phương cho biết vụ sập hầm mỏ tại Myanmar xảy ra khi bức tường hầm của một mỏ đá quý cũ đổ sập và chôn vùi những người thợ đang đào tìm đá quý.
Sau khi đưa được 15 thi thể ra khỏi đống bùn đất, đội tìm kiếm, cứu hộ đã tạm dừng công việc trong ngày 14/7 và sẽ tiếp tục hoạt động tìm kiếm nạn nhân trong ngày 15/7. Những người bị thương đã được đưa đi cấp cứu.
Vụ sập hầm mỏ hồi tháng Năm vừa qua tại thị trấn Hpakant, bang Kachin của Myanmar. (Nguồn: AP)
Vụ sập hầm mỏ hồi tháng Năm vừa qua tại thị trấn Hpakant, bang Kachin của Myanmar. (Nguồn: AP) 
Ông Han Thar, một quan chức thuộc đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ tại Hpakant cho rằng có thể vẫn còn nhiều người bị chôn vùi dưới đống bùn đất. Theo ông, khi vụ sập hầm xảy ra, có thể 100 người đang đào tìm đá quý.
Giới chức địa phương đề nghị người dân trong khu vực cung cấp thông tin về bất kỳ ai còn mất tích.
Theo giới chức địa phương, các nạn nhân trong vụ lở đất không làm việc cho bất kỳ công ty nào. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Tai nạn hầm mỏ thường xuyên xảy ra ở những khu vực thiếu sự quản lý tại Myanmar. Tháng Năm vừa qua, ít nhất 14 người thiệt mạng trong vụ sập hầm tương tự. Năm 2015, hơn 100 người đã thiệt mạng do lở đất tại Hpakant.

Xúc động cuộc đoàn tụ của những gia đình nhập cư ở Mỹ

(Kiến Thức) - Nhiều em nhỏ đã được gặp lại cha mẹ sau khoảng thời gian dài bị chia tách do chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của Tổng thống Trump. Hãng thông tấn Reuters đã ghi lại hình ảnh về những cuộc đoàn tụ xúc động này.

Ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Theo chính sách này, hơn 2.000 trẻ đã bị tách khỏi cha mẹ và được đưa đến các cơ sở lưu trú trong khi cha mẹ các em bị giam riêng chờ xét xử. Ảnh: Cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của ông Trump. Ảnh: Reuters.
 Ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Theo chính sách này, hơn 2.000 trẻ đã bị tách khỏi cha mẹ và được đưa đến các cơ sở lưu trú trong khi cha mẹ các em bị giam riêng chờ xét xử. Ảnh: Cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của ông Trump. Ảnh: Reuters.
Gần đây, Thẩm phán Dana Sabraw ở thành phố San Diego ra phán quyết trẻ dưới 5 tuổi sẽ được đoàn tụ với cha mẹ hôm 10/7 trong khi các em lớn hơn vào ngày 26/7. Sau phán quyết này, nhiều cuộc đoàn tụ đã diễn ra đầy xúc động. Ảnh: Reuters.
Gần đây, Thẩm phán Dana Sabraw ở thành phố San Diego ra phán quyết trẻ dưới 5 tuổi sẽ được đoàn tụ với cha mẹ hôm 10/7 trong khi các em lớn hơn vào ngày 26/7. Sau phán quyết này, nhiều cuộc đoàn tụ đã diễn ra đầy xúc động. Ảnh: Reuters.

Toàn cảnh chuyến thăm Anh đầu tiên của Tổng thống Trump

(Kiến Thức) - Trong chuyến thăm Anh đầu tiên kể từ khi chính thức nhậm chức hồi tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã diện kiến Nữ hoàng Elizabeth II và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May để thảo luận về quan hệ song phương.

Theo Daily Mail, vào khoảng 14h chiều ngày 12/7 (giờ địa phương), Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đặt chân tới thủ đô London, bắt đầu chuyến thăm Anh kéo dài 4 ngày. Ảnh: Reuters.
Theo Daily Mail, vào khoảng 14h chiều ngày 12/7 (giờ địa phương), Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đặt chân tới thủ đô London, bắt đầu chuyến thăm Anh kéo dài 4 ngày. Ảnh: Reuters. 

Ngay sau khi đến Anh, Tổng thống Trump và phu nhân Melania tới tòa nhà Winfield House, nơi ở của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô London. Ảnh: Reuters.
Ngay sau khi đến Anh, Tổng thống Trump và phu nhân Melania tới tòa nhà Winfield House, nơi ở của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô London. Ảnh: Reuters. 

Vợ chồng Tổng thống Trump rời khỏi tòa nhà Winfield House để tới gặp Thủ tướng Anh Theresa May và dùng bữa tối tại Cung điện Blenheim ngày 12/7. Ảnh: Reuters.
 Vợ chồng Tổng thống Trump rời khỏi tòa nhà Winfield House để tới gặp Thủ tướng Anh Theresa May và dùng bữa tối tại Cung điện Blenheim ngày 12/7. Ảnh: Reuters. 

Thủ tướng May đã chủ trì lễ đón ông Donald Trump tại Cung điện Blenheim. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng May đã chủ trì lễ đón ông Donald Trump tại Cung điện Blenheim. Ảnh: Reuters. 

Ngày 13/7, Tổng thống Trump và Thủ tướng May đã có cuộc hội đàm tại dinh thự Checkers gần Aylesbury để đàm phán song phương về chính sách đối ngoại. Ảnh: Reuters.
 Ngày 13/7, Tổng thống Trump và Thủ tướng May đã có cuộc hội đàm tại dinh thự Checkers gần Aylesbury để đàm phán song phương về chính sách đối ngoại. Ảnh: Reuters. 

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ tổ chức họp báo chung tại dinh thự Chequers hôm 13/7. Ảnh: Reuters.
 Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ tổ chức họp báo chung tại dinh thự Chequers hôm 13/7. Ảnh: Reuters. 

Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng May nhấn mạnh rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Anh là mối liên kết sâu rộng nhất trên thế giới, đồng thời khẳng định mối quan hệ song phương này sẽ tiếp tục phát triển. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng May nhấn mạnh rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Anh là mối liên kết sâu rộng nhất trên thế giới, đồng thời khẳng định mối quan hệ song phương này sẽ tiếp tục phát triển. Ảnh: Reuters.