Sân vận động Chi Lăng được bán "thần tốc" như thế nào?

Sân Chi Lăng được bán rồi xẻ ra nhiều lô đất nhỏ, để Tập đoàn Thiên Thanh của ông Phạm Công Danh dễ dàng đem đi cầm ngân hàng vay vốn, cho thấy sự dễ dãi trong việc bán nhà đất công ở Đà Nẵng.

Đã 8 năm trôi qua nhưng dự án khu phức hợp tại khu đất sân vận động Chi Lăng vẫn án binh bất động - Ảnh: HỮU KHÁ
 Đã 8 năm trôi qua nhưng dự án khu phức hợp tại khu đất sân vận động Chi Lăng vẫn án binh bất động - Ảnh: HỮU KHÁ
Đã 8 năm trôi qua nhưng dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng vẫn án binh bất động, tạo nên khung cảnh nhếch nhác ngay giữa trung tâm Đà Nẵng.
Nhanh bất ngờ
Ngày 13/9/2010, Hội đồng thẩm định giá đất Đà Nẵng đã báo cáo và trên cơ sở ý kiến thống nhất kết luận của chủ tịch và các phó chủ tịch, văn phòng UBND TP đã lập thủ tục, trình lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng xem xét ban hành quyết định quy định giá đất để kêu gọi đầu tư dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng.
Theo đó, quy định giá đất (đơn giá đất ở), thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với khu đất có diện tích 55.061m2 để kêu gọi đầu tư là 25,3 triệu đồng/m2.
Việc bán sân vận động Chi Lăng diễn ra nhanh một cách bất ngờ. Ngày 7/10/2010, Công ty Quản lý khai thác đất có báo cáo do không có đơn vị khác tham gia đầu tư dự án, vì vậy UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh được đầu tư vào dự án theo đơn giá chuyển quyền sử dụng đất.
Điều kiện đặt ra là trong trường hợp chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất một lần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (đối với phần diện tích 55.061m2) thì được giảm 10% tiền sử dụng đất.
Cùng với đó, UBND TP Đà Nẵng đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất vào ngân sách đối với diện tích 45.861m2.
Đối với phần diện tích phía bắc và nam khu đất (9.200m2), UBND TP sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất.
Nhưng sau đó, ngày 25/11/2010, Công ty Quản lý và khai thác đất lại có báo cáo về việc liên quan đến nộp tiền sử dụng đất đối với dự án. Nếu nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thì được giảm 10% số tiền sử dụng đất phải nộp.
Xé lẻ đất giao cho 10 công ty
Đến ngày 18/1/2011, Sở TN-MT Đà Nẵng có báo cáo về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh, văn phòng UBND TP đã lập thủ tục, trình lãnh đạo UBND TP xem xét ban hành quyết định 704 về việc phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng.
UBND TP Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất và chuyển cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh; giao Sở TN-MT căn cứ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất được duyệt, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên.
Ngày 21/1/2011, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh có tờ trình về việc liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn phòng UBND TP đã lập thủ tục, trình UBND TP xem xét ban hành công văn 542. Theo đó, giao Sở TN-MT trực tiếp lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh theo quyết định 704.
Ngày 27/1/2011, Sở TN-MT có báo cáo về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất cho 10 công ty, sau đó UBND TP đã ký cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28/1/2011 cho 10 công ty.
Điều đáng nói ở đây là khu đất này để xây dự án thương mại dịch vụ nhưng lại được UBND TP Đà Nẵng bán theo giá đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn lâu dài.
Chia nhỏ đất để dễ huy động vốn
Tại một phiên họp HĐND TP Đà Nẵng, trả lời về vụ xẻ sân vận động Chi Lăng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết năm 2010 TP thống nhất kêu gọi đầu tư xây dựng khu phức hợp tầm cỡ ở khu đất sân vận động Chi Lăng.
Sau thời gian kêu gọi, chỉ có Thiên Thanh xin đầu tư nên TP thống nhất giao khu đất này cho Thiên Thanh thực hiện dự án. Đến năm 2011, Thiên Thanh có văn bản chính thức đề nghị cho phép huy động đầu tư.
Theo ông Tuấn, đây là dự án có vốn đầu tư lớn, chính vì vậy để giải quyết nguyện vọng của nhà đầu tư cũng như muốn thúc đẩy dự án đúng tiến độ, sau khi cân nhắc lãnh đạo TP thống nhất giao quyền sử dụng đất cho 10 đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh để huy động vốn sớm thực hiện dự án theo đúng tiến độ thời gian đã cam kết.
Tuy nhiên, thời gian gần đây lãnh đạo Thiên Thanh bị điều tra vì liên quan đến vấn đề tài chính.
Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên đại biểu HĐND TP Đà Nẵng, nói: "Tôi được biết là toàn bộ khu đất đó chia ra, Tập đoàn Thiên Thanh đem 10 lô nhỏ cầm cố tại ngân hàng. Ví dụ sau này theo Luật dân sự ngân hàng đem ra phát mãi bán đấu giá thu hồi vốn, TP có xử lý được không?".
Về vấn đề này, ông Tuấn nói: "Việc Tập đoàn Thiên Thanh đang bị điều tra tài chính không ảnh hưởng việc thực hiện dự án. Tuy nhiên, UBND TP yêu cầu cơ quan điều tra ghi nhận hai việc là không cho phép chuyển nhượng dự án dưới bất cứ hình thức nào, không được phát mãi nếu các ngân hàng đặt vấn đề. Quan điểm của TP là khu thương mại tổng hợp liên hoàn chứ không được xây dựng manh mún".
Đề nghị "không được chuyển nhượng dự án"!
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết vừa qua TP có họp đề nghị nhà đầu tư làm khu liên hoàn, không được chuyển nhượng dự án dưới bất cứ hình thức nào, yêu cầu đảm bảo đúng tiến độ. Nếu nhà đầu tư không thực hiện, căn cứ Luật đất đai thu hồi dự án.

"Dung nhan" trái phật thủ Thịnh-Suy-Bĩ-Thái chục triệu không mua nổi

Trái phật thủ"khủng" Thịnh-Suy-Bĩ-Thái này được coi là "của hiếm" của anh Duy, chủ vườn phật thủ Tâm An ở Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

Nếu nói phải "đỏ mắt" để tìm quả phật thủ Đắc Sở chục triệu năm nay thì cũng không ngoa. Bởi, năm nay thời tiết không thuận lợi nên sản lượng phật thủ giảm đáng kể, quả nhỏ và xấu sắc, khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, hiếm hoi lắm mới có quả phật thủ dáng đẹp "long lanh" như năm trước. Nhưng "đỏ mắt" để tìm chứ không phải không có.
 Nếu nói phải "đỏ mắt" để tìm quả phật thủ Đắc Sở chục triệu năm nay thì cũng không ngoa. Bởi, năm nay thời tiết không thuận lợi nên sản lượng phật thủ giảm đáng kể, quả nhỏ và xấu sắc, khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, hiếm hoi lắm mới có quả phật thủ dáng đẹp "long lanh" như năm trước. Nhưng "đỏ mắt" để tìm chứ không phải không có.
Người dân trồng phật thủ tại Hà Nội cho biết do năm nay thời tiết không thuận lợi nên sản lượng phật thủ giảm đáng kể, quả nhỏ và xấu sắc, khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, hiếm hoi lắm mới có quả phật thủ dáng đẹp "long lanh" như năm trước.
 Người dân trồng phật thủ tại Hà Nội cho biết do năm nay thời tiết không thuận lợi nên sản lượng phật thủ giảm đáng kể, quả nhỏ và xấu sắc, khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, hiếm hoi lắm mới có quả phật thủ dáng đẹp "long lanh" như năm trước.
Khoảng hơn chục năm nay, quả phật thủ thường được người dân tìm mua và được đặt ở vị trí trang trọng trên mâm ngũ quả thờ tổ tiên trong các ngày rằm, ngày lễ, Tết. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm ngàn đồng, thậm chí hàng triệu đồng để sở hữu một quả phật thủ “độc” vào dịp Tết.
 Khoảng hơn chục năm nay, quả phật thủ thường được người dân tìm mua và được đặt ở vị trí trang trọng trên mâm ngũ quả thờ tổ tiên trong các ngày rằm, ngày lễ, Tết. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm ngàn đồng, thậm chí hàng triệu đồng để sở hữu một quả phật thủ “độc” vào dịp Tết.
Theo những người trong nghề, quả càng nhiều ngón thì giá càng cao và người bán cũng phân chúng thành nhiều cấp bậc khác nhau.
 Theo những người trong nghề, quả càng nhiều ngón thì giá càng cao và người bán cũng phân chúng thành nhiều cấp bậc khác nhau.
Anh Duy, chủ vườn phật thủ có sở hữu quả "khủng" này cho hay, hình dáng quả phật thủ là do “trời” chứ chưa ai có thể tác động vào để tạo được quả theo ý muốn. Sở dĩ, bây giờ nếu có người trả chục triệu ông chủ vườn phật thủ "khủng" này cũng không bán vì hiện tại nó đã được một "đại gia" đặt hàng trước đó cả tháng trời.
 Anh Duy, chủ vườn phật thủ có sở hữu quả "khủng" này cho hay, hình dáng quả phật thủ là do “trời” chứ chưa ai có thể tác động vào để tạo được quả theo ý muốn. Sở dĩ, bây giờ nếu có người trả chục triệu ông chủ vườn phật thủ "khủng" này cũng không bán vì hiện tại nó đã được một "đại gia" đặt hàng trước đó cả tháng trời.
Quả phật thủ hay còn được gọi là quả "bàn tay phật" này có kích thước khủng với đường kính lên tới gần 40 cm, gồm 5 tầng và là trái phật thủ hội tụ đủ 4 yếu tố “Thịnh- Suy – Bĩ – Thái” (số ngón vòng ngoài phải là số lẻ, khi đếm ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh).
 Quả phật thủ hay còn được gọi là quả "bàn tay phật" này có kích thước khủng với đường kính lên tới gần 40 cm, gồm 5 tầng và là trái phật thủ hội tụ đủ 4 yếu tố “Thịnh- Suy – Bĩ – Thái” (số ngón vòng ngoài phải là số lẻ, khi đếm ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh).
Những quả phật thủ đẹp, độc, lạ như thế này vườn nào cũng có thể có nhưng chiếm số lượng rất ít. Trong bối cảnh năm nay, những trái phật thủ giống như ở vườn nhà anh Duy là cực kỳ hiếm. Chính vì độ khan hiếm mà những quả phật thủ đẹp ở đây có thể bán với giá chục triệu đồng.
 Những quả phật thủ đẹp, độc, lạ như thế này vườn nào cũng có thể có nhưng chiếm số lượng rất ít. Trong bối cảnh năm nay, những trái phật thủ giống như ở vườn nhà anh Duy là cực kỳ hiếm. Chính vì độ khan hiếm mà những quả phật thủ đẹp ở đây có thể bán với giá chục triệu đồng.
Năm nay, phật thủ ở Đắc Sở lại mất mùa nhưng những trái phật thủ có thế độc, hình dáng lạ và đẹp như thế này thì hiếm vô cùng nếu không muốn nói là chỉ có một trái duy nhất.
 Năm nay, phật thủ ở Đắc Sở lại mất mùa nhưng những trái phật thủ có thế độc, hình dáng lạ và đẹp như thế này thì hiếm vô cùng nếu không muốn nói là chỉ có một trái duy nhất.
Dịp cận Tết là giai đoạn thu hoạch chính của loại cây này, hàng ngày có rất nhiều người đến đây mua phật thủ và vận chuyển đi khắp cả nước.
 Dịp cận Tết là giai đoạn thu hoạch chính của loại cây này, hàng ngày có rất nhiều người đến đây mua phật thủ và vận chuyển đi khắp cả nước.
Những năm gần đây, Đắc Sở được coi là nơi sản sinh ra những quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Hình dáng của trái phật thủ khiến người ta liên tưởng đến bàn tay của Đức Phật.
 Những năm gần đây, Đắc Sở được coi là nơi sản sinh ra những quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Hình dáng của trái phật thủ khiến người ta liên tưởng đến bàn tay của Đức Phật.
Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.
 Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.
Những trái phật thủ có dáng đẹp, ngón to bung xòe, nhiều tầng như thế này được dân lái buôn và nhiều người chơi tìm về tận vườn đặt tiền trước từ nhiều tháng trước Tết.
 Những trái phật thủ có dáng đẹp, ngón to bung xòe, nhiều tầng như thế này được dân lái buôn và nhiều người chơi tìm về tận vườn đặt tiền trước từ nhiều tháng trước Tết.
Với người Á Đông, quả phật thủ mang lại may mắn, sung túc trong năm mới nên nhiều người chi cả chục triệu đồng mua loại quả này để bày trên bàn thờ vào dịp lễ Tết.
 Với người Á Đông, quả phật thủ mang lại may mắn, sung túc trong năm mới nên nhiều người chi cả chục triệu đồng mua loại quả này để bày trên bàn thờ vào dịp lễ Tết.
Phật thủ là loại quả độc đáo, được ví như bàn tay Phật bởi có hình dáng lạ với nhiều những ngón thuôn dài. Nó mang sự lại an lành, sung túc, bình an cho gia chủ, đồng thời có ý nghĩa tâm linh cao đẹp đối với bàn thờ cúng tổ tiên trong các gia đình.
 Phật thủ là loại quả độc đáo, được ví như bàn tay Phật bởi có hình dáng lạ với nhiều những ngón thuôn dài. Nó mang sự lại an lành, sung túc, bình an cho gia chủ, đồng thời có ý nghĩa tâm linh cao đẹp đối với bàn thờ cúng tổ tiên trong các gia đình.

Hàng loạt dự án bị truy thu chục tỷ vì "vượt rào"

(Kiến Thức) - Sở Xây dựng vừa kiến nghị truy thu hàng chục tỷ đối với các chủ đầu tư dự án vi phạm về quy hoạch và trật tự xây dựng.

Thông tin này đăng tải trên Tạp chí Bất Động Sản Việt Nam. Cũng theo thông tin này thì kiến nghị này của Sở Xây dựng nhằm theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Đồng thời, Sở này cũng buộc chủ đầu tư trả lại đúng mục đích sử dụng hàng ngàn mét vuông chung cư.

Theo đó, hàng loạt dự án lớn xây vượt tầng so với giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp, xây vượt diện tích đấu thầu được phê duyệt, rất nhiều tầng được chủ đầu tư ngang nhiên sử dụng sai mục đích... Tất cả những vi phạm trên đã giúp chủ đầu tư thu lợi bất chính nhiều năm nhưng không được xử lý kịp thời.

Capitaland Hoàng Thành "dính" nhiều sai phạm

Điển hình như, dự án Khu chung cư Capitaland - Hoàng Thành tại Lô CT-08, Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) do Công ty TNHH Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư được điều chỉnh tăng số lượng căn hộ từ 992 căn lên 1.478 căn nhưng chưa nộp bổ sung phí xây dựng.