Sân bay Tân Sơn Nhất có nguy cơ tái ngập trong mùa mưa 2019

Dù đã có nhiều dự án thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất từ năm 2016, nhưng đến nay các dự án này vẫn chưa được thực hiện.

Ngày 22/5, đoàn giám sát HĐND TP.HCM có buổi làm việc với quận Tân Bình về công tác chống ngập quanh sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Hứa Quốc Hưng - Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết, mặc dù UBND TP.HCM có chủ trương đầu tư cải tạo 4 tuyến kênh, mương thoát nước để chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất từ lâu, tuy nhiên các dự án này hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và thủ tục đầu tư nên vẫn chưa thể hoàn thành.
Cụ thể, dự án kênh A41 và mương Nhật Bản nhánh 2 vẫn đang triển khai việc bồi thường, dự kiến đến quý 4/2019 mới xong. Trong khi đó, dự án kênh Tân Trụ và Hy Vọng vẫn chưa được phê duyệt.
Không chỉ có các lý do về thủ tục hành chính, trong quá trình khảo sát hạ tầng, quận Tân Bình nhận thấy còn nhiều bất cập. Theo ông Hưng, hiện nay các hộ dân sinh sống ở khu vực các kênh thoát nước cho sân bay đều lấn chiếm 2 bờ kênh và xả rác gây tắc nghẽn dòng chảy.
Bên cạnh đó, địa hình ở sân bay cao hơn bên ngoài nhưng đáy cống lại thấp hơn hệ thống thoát nước bên ngoài, nên khi có mưa lớn, nước sẽ chảy ngược vào trong sân bay gây ngập.
Ngoài ra, bên trong sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 10 đơn vị đang hoạt động. Tuy nhiên mỗi đơn vị lại xây dựng một hệ thống thoát nước riêng, không kết nối và thiếu đồng bộ với nhau khiến tình trạng ngập trong sân bay còn tồi tệ hơn.
“Năm 2018, quận Tân Bình xử phạt hơn 100 triệu đồng các hộ dân xả rác xuống kênh A41. Quận cũng đã báo cáo UBND thành phố, sở giao thông vận tải, cục hàng không về những bất cấp đối với các dự án chống ngập.
Hiện Tổng công ty Hàng không đang giao cho Cảng hàng không Tân Sơn Nhất thực hiện lại cho đồng bộ hệ thống thoát nước trong sân bay”, ông Hưng cho biết.
Dẫn đầu đoàn giám sát, ông Phạm Đức Hải – Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, dù thành phố duyệt các dự án chống ngập quanh sân bay Tân Sơn Nhất từ năm 2016, nhưng đến nay các dự án này vẫn bất động.
San bay Tan Son Nhat co nguy co tai ngap trong mua mua 2019
 Sân bay Tân Sơn Nhất có nguy cơ tái ngập trong mùa mưa 2019.
“Việc chống ngập cho sân bay là an ninh hàng không, là dự án trọng điểm của thành phố nhưng UBND quận Tân Bình phối hợp với các sở ngành chưa hợp lý để triển khai. Tôi đề nghị phía quận Tân Bình chủ động phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan lên các phương án cụ thể, kiến nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án”, ông Hải cho biết.
Sân bay Tân Sơn Nhất có 3 hướng tiêu thoát nước chính bao gồm hệ thống kênh Hy Vọng ở phía Bắc, mương Nhật Bản ở hướng Đông Nam và mương A41 ở phía Nam.
Những năm gần đây, Tân Sơn Nhất thường bị ngập sau những cơn mưa lớn, gây mất an toàn hàng không. Nguyên nhân chính là do hệ thống các thoát nước cho sân bay hiện nay không đảm bảo.
Để giải quyết tình trạng này, năm 2016, dự án đầu tư quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM được phê duyệt, trong đó có hạng mục cải tạo kênh Hy Vọng. Dự án này được Ngân hàng Thế giới tài trợ vốn.
Đến tháng 6/2017, nguồn vốn bị cắt do Ngân hàng Thế giới kết thúc tài trợ. Sau đó, UBND TP.HCM giao Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước tìm nguồn vốn khác để thực hiện dự án.
Dự án kênh Tân Trụ được HĐND thành phố thông qua năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa thể thi công vì nhiều lý do liên quan đến thu hồi đất. Sau khi dự án được phê duyệt, UBND quận Tân Bình mới bắt đầu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Rà soát đất sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Chính phủ yêu cầu đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho quốc phòng như sân golf, các đơn vị quân sự..., đề xuất phương án sử dụng đất ở cả phía bắc và phía nam để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Sân bay nhìn từ phía sân golf Tân Sơn Nhất - Ảnh: HỮU KHOA
Sân bay nhìn từ phía sân golf Tân Sơn Nhất - Ảnh: HỮU KHOA 

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc rà soát quy hoạch, xây dựng phương án mở rộng và lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch cảng hàng không, các quy hoạch liên quan tại khu vực cảng hàng không - sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Công ty tư vấn ADP-I tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng, nhấn mạnh mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất là để giảm ùn tắc và đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không.

Phó thủ tướng yêu cầu phương án nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải đảm bảo có tính khả thi cao, có thể hoàn thành nhanh nhất trong vòng 1 đến 2 năm, đảm bảo hài hòa, đồng bộ với các cảng hàng không khu vực phía Nam, đặc biệt là sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đưa vào khai thác sử dụng sau năm 2025.

Với việc nâng công suất lên 70 triệu hành khách/năm, Phó thủ tướng yêu cầu quy hoạch đề xuất phương án sử dụng đất ở cả phía bắc và phía nam để phục vụ cho phát triển sân bay Tân Sơn Nhất.

Đặc biệt, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho quốc phòng như sân golf, các đơn vị quân sự hiện hữu và đất cho ngành hàng không trong việc lập quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Quy hoạch cũng phải xem xét các vấn đề môi trường, tiếng ồn, đặt trong bối cảnh tương lai tại đô thị TP.HCM.

Cuối cùng, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hồ sơ quy hoạch này để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 15-1-2018.

Gấp rút khởi động phương án mở rộng Tân Sơn Nhất

(Kiến Thức) - Việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất rất có thể sẽ được tham khảo từ kinh nghiệm hoạt động của hai sân bay khu vực là Bangkok và Hong Kong.

UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải khẩn trương tham mưu cho thành phố thực hiện các nhiệm vụ và đảm bảo tiến độ để mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép đoàn khảo sát thực tế về kinh nghiệm hoạt động của hai sân bay trong khu vực bao gồm sân bay Bangkok và sân bay Hong Kong để nghiên cứu phương án tối ưu mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.