Sách thô tục, bậy bạ bán tràn lan ở đền Hùng

Những cuốn truyện cười được kể bằng lời lẽ thô thiển, xen lẫn nhiều từ ngữ tục tĩu được bán công khai trong khu vực diễn ra lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Dạo một vòng quanh khu di tích đền Hùng, không khó để tìm được những cuốn sách với lời lẽ hết sức tục tĩu, lại được bày bán công khai tại lễ giỗ Tổ.
Những cuốn sách với những ngôn từ thô tục để gọi các bộ phận sinh dục nam và nữ, được xếp bày bán cùng với tượng…
Sach tho tuc, bay ba ban tran lan o den Hung
 Hai cuốn sách kể những câu chuyện cười bằng những từ ngữ tục tĩu, thô thiển được bày bán công khai tại đền Hùng.
Điển hình là cuốn sách “Cười để trẻ lâu - chuyện cấm cười” của tác giả Lan Phương và Hạ Vinh Thi sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn (ngoài bìa ghi của NXB Văn hóa - Thông tin và công ty Bảo Thắng ấn hành). Sách in 700 cuốn, tại NXB in Thống Kê, số giấy trích ngang xuất bản 1730/CXB, in xong và nộp lưu chiểu năm 2004.
Hầu hết những câu chuyện trong hai cuốn sách này đều được kể bằng lời lẽ thô thiển, xen lẫn nhiều từ ngữ tục tĩu.
Những cuốn sách này được bày bán công khai trên quầy, cùng với những bức tượng các danh nhân, anh hùng...
Ở nhiều cửa hàng có tên “Trung tâm dịch vụ, du lịch đền Hùng, quầy phục vụ khách tham quan” cũng có bày bán những cuốn sách này.
Trao đổi với chúng tôi về sự việc này, ông Lê Tiến Dũng, phó giám đốc phụ trách NXB Văn hóa - Thông tin cho biết: “Hiện NXB Văn hóa - Thông tin đang làm thủ tục sáp nhập vào với NXB Văn hóa - Dân tộc - Âm nhạc, nên hiện nay chúng tôi đã dừng hết các hoạt động. Hơn nữa, từ ngày tôi về NXB cách đây 5 năm hầu như chúng tôi không liên kết với đơn vị Bảo Thắng có ghi trên bìa sách".
Ông Dũng cho rằng bản thân cũng nghi ngờ đó là sách in lậu, vì theo thông tin ghi trên sách thì cuốn sách đã được xuất bản từ năm 2004, cách đây hơn 10 năm khó có số lượng nhiều như vậy.
Ông Dũng cũng cho biết sẽ hỏi lại ông Vũ An Chương và bà Lan Phương để kiểm tra lại thông tin cuốn sách này, xem đây có phải sách in lậu hay sách do NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản.
* Những ngôn từ hết sức thô tục được viết ra trong cuốn sách này:
Sach tho tuc, bay ba ban tran lan o den Hung-Hinh-2


Sach tho tuc, bay ba ban tran lan o den Hung-Hinh-3
 

Sach tho tuc, bay ba ban tran lan o den Hung-Hinh-4
 

Xe tăng húc cổng dinh Độc Lập thành bảo vật quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định công nhận chiếc xe tăng T54 huyền thoại mang số hiệu 843 húc cổng dinh Độc Lập là Bảo vật quốc gia.

Cách đây 40 năm, xe tăng 843 cùng với xe tăng 390 đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập- “chứng nhân lịch sử” của Chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975. Đặc biệt chiếc xe tăng mang số hiệu T54B-843 đã húc đổ cánh cổng phụ Dinh Độc lập, để Trưởng xe, đại đội trưởng Bùi Quang Thận tiến vào cắm lá cờ giải phóng lên nóc dinh Độc Lập…
Xe tang huc cong dinh Doc Lap thanh bao vat quoc gia
 

Lý giải thú vị về “mưa rửa đền” dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

(Kiến Thức) - Người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai không biết "mưa rửa đền" dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Vì sao lại có hiện tượng này? 

Như thành thông lệ cứ trước và sau ngày giỗ Tổ Đền Hùng và Quốc khánh 2/9, trời rất hay đổ mưa. Tại sao vào những ngày lễ quan trọng của đất nước, trời lại mưa?

Đến hẹn lại mưa
Đối với người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai là không biết về mưa rửa đền. Mưa rửa đền là để chỉ những trận mưa diễn ra trước và sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch), mưa để làm sạch sẽ môi trường để trả lại vẻ đẹp linh thiêng cho Đền Hùng. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, thông thường cứ vào khoảng ngày 7/3, 8/3, 9/3 và các ngày 11/3, 12/3 và 13/3 (âm lịch) trời rất hay đổ mưa. Mưa trước và sau lễ hội có năm to, năm nhỏ, nhưng ít khi nào không mưa. Các cơn mưa này thường có chung một đặc điểm là mưa rào, diễn ra rất nhanh, sau đó tạnh ngay chứ không kéo dài mấy ngày liền như mưa phùn.