Rước vong linh những người lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

(Kiến Thức) - Hôm qua (4/5), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ tôn vinh những người lính Hoàng Sa đi cắm mốc lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Theo đó, lễ hội “Khao lề thế lính Hoàng Sa" được tổ chức trang trọng và linh thiêng tại tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời của ngư dân vùng đảo Lý Sơn diễn ra hằng năm vào ngày 15 và 16 tháng 3 Âm lịch.
Ruoc vong linh nhung nguoi linh Hoang Sa tren dao Ly Son
 Tái hiện lễ xuất quân đi Hoàng Sa.
Nghi thức chính yếu và linh thiêng nhất của lễ hội này là nghi lễ mời gọi vong linh những hùng binh Hoàng Sa về dự lễ. Nghi thức lễ rước vong linh các hùng binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải được cử hành từ nơi thờ phụng là Âm linh tự về đình làng An Vĩnh.
Đây là ngôi đình “chứng nhân lịch sử”, nời mà suốt 300 năm qua, trước khi lên đường đi Hoàng Sa, những người đăng lính đã tập trung về đây để làm lễ “thề sông nước”.
Ruoc vong linh nhung nguoi linh Hoang Sa tren dao Ly Son-Hinh-2
 5 thuyền cầu, 5 hình nhân và 30 bài vị được tái hiện sinh động.
Như mọi năm, “Lễ khao lễ thế lính Hoàng Sa” được phục dựng lại 5 mô hình thuyền, 5 hình nhân thế mạng và 30 bài vị ghi tên tuổi, từng chức danh của những người đi lính Hoàng Sa năm xưa, như là sự tái hiện và khắc họa hình ảnh sống động nhằm tri ân các dân binh trong đội Hoàng Sa năm xưa thừa lệnh vua ban vượt sóng ra biển khơi muôn trùng đi dựng bia, cắm mốc khẳng định chủ quyền Tổ quốc nơi Hoàng Sa.
Hiện nay, di tích Âm linh tự và lễ khoa lề thế lính đã được vinh danh là Di sản quốc gia.

Mộ chiêu hồn và chuyện kể lính Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Từ thời chúa Nguyễn và sau đó là các vua nhà Nguyễn, Hoàng Sa đã được xác định là vùng biên cương Tổ quốc "tối thị hiểm yếu".

Cả huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn chỉ 10km2 với dân số 21 nghìn người nhưng có đến gần 100 di tích, trong đó đa phần đều có liên quan đến các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo quốc gia.

Hình ảnh bộ tộc du mục biển cuối cùng trên thế giới

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia người Malaysia Ng Choo Kia đã có chuyến thăm bộ tộc du mục biển cuối cùng trên thế giới và ghi lại những hình ảnh kỳ thú.

Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi
Bajau Laut là bộ tộc du mục trên biển. Mọi sinh hoạt của người Bajau đều diễn ra trên những con thuyền nhỏ.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-2
Họ đem theo tất cả đồ dùng cần thiết như dụng cụ nấu ăn, đèn dầu, thực phẩm. 
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-3
Thay vì học chữ, trẻ em Bajau được dạy cách bắt cá, bạch tuộc, tôm ... và sống nhờ vào biển.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-4
 Thậm chí, chúng còn trở thành thợ lặn chuyên nghiệp khi còn nhỏ.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-5
Thỉnh thoảng cư dân Bajau cùng vào đất liền để bán hải sản và mua sắm những vật dụng cần thiết hoặc sửa thuyền.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-6
Những đứa trẻ có thể được coi là những thợ săn cừ khôi.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-7
Giữa đại dương mênh mông, người Bajau dựng lên những túp lều nhỏ bé, đơn xơ làm nơi trú ẩn.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-8
Những đứa trẻ làm bạn với biển...
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-9
... và học cách sinh tồn với biển khơi.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-10
 Người Bajau có thể lặn ở độ sâu tới 20 m để săn cá, tìm ngọc trai hay hải sâm.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-11
Cuộc sống của họ mang tính hoang dã và du mục.
Hinh anh bo toc du muc bien cuoi cung tren the gioi-Hinh-12
Phương tiện di chuyển chủ yếu của họ là chiếc thuyền hẹp. Nhưng họ vẫn vui vẻ, hạnh phúc khi làm bạn với biển cả mênh mông.