Rúng động thảm án giết hại cháu gái để... chữa liệt

Tuyệt vọng vì em trai bị liệt đã lâu mà không thể chữa khỏi, hung thủ đã tin vào lời thầy trừ tà và ra tay hạ sát dã man cháu gái mình.

Cái chết của cô bé ngoan ngoãn
Sáng ngày 1/3/2017, như mọi ngày, cô bé Ayesha Mohammed Nurulla (10 tuổi) chào bố mẹ để đi học. Nhưng rồi trưa hôm đó, tan học đã lâu mà mãi vẫn không thấy con về, bố mẹ em như ngồi trên đống lửa. Tuy còn nhỏ nhưng cô bé rất hiểu chuyện, ngoan ngoãn, chưa bao giờ ham chơi, bê trễ để bố mẹ phải lo lắng. Tìm đến tận trường và hỏi thăm các bạn cùng lớp nhưng họ cũng không có thông tin gì về cô con gái nhỏ.
Gia đình em đã vội vã tìm kiếm con gái khắp nơi nhưng vô vọng. Hôm sau, họ quyết định báo sự việc cho cảnh sát biết. Và 2 ngày sau, thi thể của Ayesha được tìm thấy bên trong một túi lớn trong khu rừng ở ngôi làng Hosahalli, bang Karnataka, Ấn Độ.
Đám đông tụ tập bên ngoài nhà hung thủ để lên án hành vi mất nhân tính của hắn.
Đám đông tụ tập bên ngoài nhà hung thủ để lên án hành vi mất nhân tính của hắn. 
Ngay khi nhận được tin, bố mẹ nạn nhân đã vội tới nhận dạng. Tại đây, họ gần như ngất lịm khi chứng kiến thi thể con gái mình trong chiếc váy nhuốm đầy máu. Tai hiện trường, cảnh sát tìm thấy các đồ vật mà họ tin rằng được sử dụng để thực hiện nghi thức hiến tế.
Một cuộc điều tra được mở ra và cảnh sát không mất quá nhiều thời gian để xác định được nghi phạm không ai khác, chính là người chú của nạn nhân - Mohammed Wasil.
Khi Mohammed Wasil bị bắt giữ, không chỉ bố mẹ mà dân làng cũng vô cùng bất ngờ bởi khi nhận được tin cô bé Ayesha mất tích, Wasil là người tham gia tìm kiếm nạn nhân rất tích cực và đưa gia đình em tới tình báo ở đồn cảnh sát.
"Wasil thậm chí còn ra nhà thờ cầu nguyện mọi điều may mắn sẽ đến với Ayesha và em sẽ trở về an toàn. Thật không thể tin được!”, cô của Ayesha cho biết.
Giết cháu gái để chữa liệt
Sau 24 giờ bị thẩm vấn tại đồn cảnh sát, Wasil cuối cùng đã phải cúi đầu thừa nhận mọi tội lỗi của mình.
Theo đó, khi thấy Ayesha đang trên đường đi học về, hắn đã đề nghị cô bé lên xe và nó sẽ cho em đi nhờ về nhà. Vì là chú mình nên nạn nhân không hề nghi ngờ, sau đó hắn cùng với người cháu 17 tuổi bắt cóc và đưa cô bé đi, sau khi bịt miệng em bằng một miếng vải tẩm thuốc mê.
Mohammed Wasil khai nhận em trai mình là Mohammed Rafiq bị liệt đã lâu, dù đã làm mọi cách nhưng tình hình không được cải thiện. Bởi quá nóng lòng cho bệnh tình của em, Wasil đã tới gặp thầy trừ tà Naseem Taj.
Bằng năng lực của mình, Naseem cho biết Rafiq đã bị các linh hồn tà ác nắm chặt, khiến anh bị liệt và để được chữa khỏi, gia đình họ phải thực hiện lễ hiến tế bằng một bé gái thì mới trục xuất được những linh hồn ma quỷ ra khỏi người bệnh. Đó là cách duy nhất để hóa giải "quỷ dữ" đang làm hại người đàn ông.
Trở về nhà, Wasil suy nghĩ mãi về những lời thầy trừ tà đã nói. Sau đó, một kế hoạch độc ác ngay lập tức được triển khai và nạn nhân mà nghi phạm nhắm đến chính là cháu gái họ của mình.
Khi tin tức vụ giết người tế thần lan rộng, một đám đông đã tụ tập bên ngoài và ném đá vào nhà hung thủ - anh trai của người đàn ông liệt. Cảnh sát đã phải sử dụng vũ lực để giải tán những người dân đang phẫn nộ này.

Ngạc nhiên cuộc sống ở đất nước Lebanon năm 1952

(Kiến Thức) - Lebanon là một trong những quốc gia đông dân nhất trong khu vực Địa Trung Hải và có tỷ lệ biết chữ cao. Đất nước này từng được biết đến là trung tâm văn hóa và thương mại ở khu vực Trung Đông.

Cuộc sống ở đất nước Lebanon hồi giữa thế kỷ 20 đã được tái hiện một cách sinh động trong loạt ảnh màu dưới đây. Có thể thấy, quốc gia nhỏ ở vùng Trung Đông này từng rất phát triển. (Nguồn ảnh: Vintag)
 Cuộc sống ở đất nước Lebanon hồi giữa thế kỷ 20 đã được tái hiện một cách sinh động trong loạt ảnh màu dưới đây. Có thể thấy, quốc gia nhỏ ở vùng Trung Đông này từng rất phát triển. (Nguồn ảnh: Vintag)

Khu phố cổ ở thủ đô Beirut của Lebanon trong một ngày nắng nóng.
 Khu phố cổ ở thủ đô Beirut của Lebanon trong một ngày nắng nóng.

Cảnh mua bán nhộn nhịp tại một khu chợ ở Baalbeck hồi đầu thập niên 1950.
 Cảnh mua bán nhộn nhịp tại một khu chợ ở Baalbeck hồi đầu thập niên 1950.

Con phố chính và quảng trường ở thủ đô Beirut khá đông người qua lại.
 Con phố chính và quảng trường ở thủ đô Beirut khá đông người qua lại.

Một phần của ngôi đền Baalbeck nổi tiếng ở Lebanon.
Một phần của ngôi đền Baalbeck nổi tiếng ở Lebanon. 

Ảnh chụp bên trong đền Baalbeck năm 1952.
 Ảnh chụp bên trong đền Baalbeck năm 1952.

Bến cảng nhìn từ khách sạn ở thủ đô Beirut của Lebanon.
 Bến cảng nhìn từ khách sạn ở thủ đô Beirut của Lebanon.

Những chiếc xe chở khách trên đường phố Beirut cách đây hàng chục năm về trước.
 Những chiếc xe chở khách trên đường phố Beirut cách đây hàng chục năm về trước.

Thịt tươi được treo trước một cửa hàng trong khu chợ ở Baalbeck.
 Thịt tươi được treo trước một cửa hàng trong khu chợ ở Baalbeck.

Còn đây là ảnh chụp bên trong ngôi đền Jupiter ở Baalbeck.
 Còn đây là ảnh chụp bên trong ngôi đền Jupiter ở Baalbeck.

Quang cảnh biển ở thủ đô của Lebanon năm 1952.
Quang cảnh biển ở thủ đô của Lebanon năm 1952

Người dân Liên Xô mừng ngày Quốc tế Lao động như thế nào?

(Kiến Thức) - Không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Liên Xô đã được tái hiện trong loạt ảnh của hãng thông tấn Sputnik. Vào dịp này, người dân Liên Xô thường tổ chức cuộc cuộc diễu hành hoặc ca hát, nhảy múa,...

Đông đảo người dân Liên Xô tham gia cuộc diễu hành ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, bức ảnh trên được chụp năm 1976. (Nguồn ảnh: Sputnik)
Đông đảo người dân Liên Xô tham gia cuộc diễu hành ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, bức ảnh trên được chụp năm 1976. (Nguồn ảnh: Sputnik)

Những cô gái Liên Xô cầm hoa khi tham gia cuộc tuần hành ở thủ đô Moscow ngày 1/5/1959.
 Những cô gái Liên Xô cầm hoa khi tham gia cuộc tuần hành ở thủ đô Moscow ngày 1/5/1959.

Đoàn diễu hành mang theo cờ đi qua Quảng trường Đỏ ngày 1/5/1972.
Đoàn diễu hành mang theo cờ đi qua Quảng trường Đỏ ngày 1/5/1972.

Mọi người nhảy múa trong buổi lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh người lao động năm 1968.
 Mọi người nhảy múa trong buổi lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh người lao động năm 1968.

Không khí phấn khởi trong ngày Quốc tế Lao động ở thủ đô Moscow năm 1968.
 Không khí phấn khởi trong ngày Quốc tế Lao động ở thủ đô Moscow năm 1968.

Một em nhỏ vừa ăn kem vừa cầm cờ theo dõi cuộc diễu hành ở thủ đô Moscow năm 1964.
 Một em nhỏ vừa ăn kem vừa cầm cờ theo dõi cuộc diễu hành ở thủ đô Moscow năm 1964.

Màn diễu hành hoành tráng trên Quảng trường Đỏ ngày 1/5/1976.
Màn diễu hành hoành tráng trên Quảng trường Đỏ ngày 1/5/1976. 

Cô gái trẻ rạng rỡ khi tham gia diễu hành ở thủ đô Moscow ngày 1/51969.
Cô gái trẻ rạng rỡ khi tham gia diễu hành ở thủ đô Moscow ngày 1/51969. 

Hình ảnh trong Ngày Quốc tế Lao động ở thủ đô Moscow năm 1960.
 Hình ảnh trong Ngày Quốc tế Lao động ở thủ đô Moscow năm 1960.

Màn trình diễn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động năm 1969.
Màn trình diễn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động năm 1969. 

Diễu binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow ngày 1/5/1967.
 Diễu binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow ngày 1/5/1967.

Không khí ngày Quốc tế Lao động ở Moscow ngày 1/5/1973.
 Không khí ngày Quốc tế Lao động ở Moscow ngày 1/5/1973.

Các vận động viên tham gia buổi diễu hành trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động năm 1970.
 Các vận động viên tham gia buổi diễu hành trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động năm 1970.

Dàn nhạc “góp vui” trong ngày tôn vinh lực lượng lao động khắp thế giới năm 1969.
 Dàn nhạc “góp vui” trong ngày tôn vinh lực lượng lao động khắp thế giới năm 1969.

Khu vực Quảng trường Đỏ rợp cờ hoa trong ngày Quốc tế Lao động năm 1984.
Khu vực Quảng trường Đỏ rợp cờ hoa trong ngày Quốc tế Lao động năm 1984.