Rơi nước mắt trước “công viên nước” của trẻ em vùng cao

Không phải là khu vui chơi với những máng trượt hiện đại, chỉ một cái mương nước nhỏ lại có thể khiến các em bé vùng cao vui vẻ chơi đùa.

Không giống như những đứa trẻ ở thành thị, nơi có thể tiếp cận với điều kiện hiện đại nhất. Những em bé vùng cao có cuộc sống khó khăn vất vả, thiếu thốn từ cái ăn, cái mặc, học hành, đến cả chỗ vui chơi.
Nhưng không phải vì điều đó mà các em không có niềm vui tuổi thơ của mình. Có lẽ là trong “cái khó ló cái khôn”. Không có địa điểm vui chơi với những trò chơi hiện đại nhưng các em tự biết tận dụng những gì vốn có xung quanh mình để và hồn nhiên vui tươi với điều đó.
Trong khi những em bé ở thành thị được cha mẹ dẫn đi đến những công viên nước lớn nhất, cùng những trò chơi mới mẻ và thú vị nhất hay ngồi trong phòng máy lạnh với những chiếc smartphone thì với những đứa trẻ vùng cao niềm vui chỉ đơn giản là, hôm nay, trong mương có nước chảy và các em được chơi trò trượt máng với chúng bạn.
Hình ảnh về những đứa trẻ vui chơi bên mương nước này được chia sẻ bởi tài khoản facebooker T.P. Được biết, những hình ảnh này được ghi lại ở Lào Cai. Trong clip, những đứa trẻ này khá thích thú khi chúng có một địa điểm vui chơi vừa tiện dụng, lại mát mẻ vì có nước.
Roi nuoc mat truoc “cong vien nuoc” cua tre em vung cao
 
Một vài người đi đường cảm thấy thú vị với hình ảnh này đã dừng chân đứng xem, nói chuyện và còn cho các em kẹo.
Sau khi được đăng tải, clip thu hút hơn 2,5 nghìn lượt thích và gần 10 nghìn lượt chia sẻ. Trong đó có rất nhiều tài khoản facebook nước ngoài cũng quan tâm bình luận. Đa phần những nhận xét để lại đều cảm thấy vui khi các em nhỏ tận hưởng cuộc sống một cách đơn giản và mộc mạc nhất nhưng cũng đầy ắp tiếng cười vui.
“Nhìn những em bé vùng cao hồn nhiên chơi ở rãnh nước thế này mới thấy an yên làm sao! Thật sự, những đứa trẻ ở thành phố mới đáng thương chứ không phải các em.”
“Cái này có thể gọi là ‘nghèo bình yên’ không? Nhìn thấy những hình ảnh đáng yêu này cảm thấy cuộc sống đỡ căng thẳng hẳn đi. Mong sao các em sẽ có điều kiện sống tốt hơn nhưng không phá vỡ đi những điều thuần khiết này.”

Chàng trai đạp xe nghìn cây số, chở yêu thương đến trẻ vùng cao

(Kiến Thức) - Với ước muốn cao đẹp “xây trường cho trẻ vùng cao”, chàng trai trẻ quyết tâm đạp xe hàng nghìn cây số xuyên Việt để bán áo và kêu gọi ủng hộ từ xã hội.

Ước mơ một ngôi trường cho trẻ em vùng cao
Tất cả mọi người trên thế gian này đều mong muốn trẻ em sinh ra và lớn lên đều được hạnh phúc trong tình yêu thương, trong những vật chất đủ đầy. Các em được đến trường để chắp cánh những ước mơ trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước. Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhiều trẻ em vùng cao phải lớn lên trong đói nghèo và lạc hậu. Với nhiều em, giấc mơ đến trường, ăn no mặc ấm vẫn chỉ là giấc mơ.

Cô giáo cắm bản gạt nước mắt vì con không nhận ra mẹ

Có lần về nhà con gái nhỏ khóc ré lên vì không nhận ra mẹ khiến cô giáo cắm bản 8X lại khóc không thành tiếng.

Trong chuyến công tác đến với bà con nhân dân ở xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. PV đã được nghe rất nhiều câu chuyện, hoàn cảnh khó khăn của những gia đình nơi đây. Trong đó, những câu chuyện của các cô giáo cắm bản khiến cho chúng tôi có những xúc cảm đặc biệt. Đó là câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Phương (sinh năm 1988), quê gốc Thái Bình đã có 8 năm công tác tại miền biên cương Tung Qua Lìn.
Trò chuyện với PV, cô Phương cho biết cô tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương Hà Nội. Mặc lời can ngăn của bố mẹ nói nhà neo người chỉ có hai chị em nhưng cô Phương vẫn nhất quyết không nghe lời và đi đến với bản làng nơi vùng sâu, vùng xa vùng gần biên giới.

Nắp cống đè bé trai 10 tuổi ở Sài Gòn tử vong

(Kiến Thức) - Đến sáng nay (25/6), Công an đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, bàn giao thi thể bé trai 10 tuổi bị nắp cống đè cho gia đình lo hậu sự.

Trước đó, chiều ngày 24/6, một số người dân đi ngang bãi đất trống trên đường TTH 21 (phường Tân Thới Hiệp, quận 12) thì phát hiện bé trai 10 tuổi một nắp cống đè lên người, nằm bất động.