Rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, bán sữa cho người bệnh

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Ngày 20/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có công văn gửi giám đốc các bệnh viện thuộc Bộ Y tế và lãnh đạo sở y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh; yêu cầu các đơn vị, địa phương báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả xử lý vi phạm (nếu có) về Bộ Y tế trước ngày 24/4.
Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các bệnh viện và sở y tế chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu vi phạm). 
Cùng với đó, rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
Ra soat viec nhan vien y te tu van, ban sua cho nguoi benh
Cơ quan chức năng vừa phát hiện hai doanh nghiệp sản xuất sữa giả quy mô lớn. (Ảnh: nhandan.vn) 
Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám bệnh, chữa bệnh: Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh; kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi; người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức; Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.
Khẩn trương triển khai các giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả. Tăng cường hoạt động dược lâm sàng trong tư vấn, giám sát kê đơn; giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đề nghị kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.
Rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định tại Điều 67 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và Thông tư số 18 ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Cùng với đó, kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
Xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm; đồng thời tăng cường quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật, thông tin kịp thời để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà và người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt nghiêm buôn bán thuốc giả

Bộ Y tế đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ...

Triển khai công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Chiều 18/4, Bộ Y tế cho biết đang rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong đó sẽ bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ hoặc bán thuốc qua mạng internet, mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dược.

Tăng cường tuyên truyền, phối hợp với truyền thông để cung cấp thông tin về thuốc giả để người dân biết và không sử dụng; thay đổi thói quen của người bệnh về việc tự mua thuốc và điều trị.

De xuat bo sung quy dinh xu phat nghiem buon ban thuoc gia
 Một số loại thuốc tân dược giả và dụng cụ dùng để sản xuất thuốc giả bị thu giữ. Ảnh: Công an Thanh Hoá

Trường hợp có bệnh, phải đến khám và điều trị, mua thuốc tại cơ sở y tế đã được cơ quan chức năng cấp phép; đồng thời, có các biện pháp khuyến khích người dân cung cấp thông tin khi phát hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thành lập các Đoàn liên ngành, phát huy vai trò các đơn vị đầu mối trong công tác phòng chống hàng giả.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống dữ liệu về ngành dược; công bố thông tin đầy đủ về thuốc được cấp phép lưu hành (bao gồm cả thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ thuốc và nhãn thuốc); tạo điều kiện để người dân dễ dàng tra cứu, đối chiếu.

Đồng thời, tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Bộ Y tế và các Bộ Ngành liên quan như Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Quản lý thương mại điện tử… nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong buôn bán, quảng cáo thuốc, bao gồm cả thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc…

Phát minh 'thần thánh' giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phạt khắp Á - Âu

Một phát minh góp phần quan trọng vào các cuộc chinh phạt thành công của Thành Cát Tư Hãn ở châu Á và châu Âu là bàn đạp yên ngựa. Nhờ sáng chế này, đội quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi.

Phat minh 'than thanh' giup Thanh Cat Tu Han chinh phat khap A - Au
 Thành Cát Tư Hãn được biết đến là một trong những nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử. Là người thông minh, mưu lược và có tài nhìn xa trông rộng, nhà sáng lập của đế chế Mông Cổ đã chỉ huy đội quân dũng mãnh, thiện chiến chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ trải dài từ châu Á sang châu Âu trong thời gian từ năm 1206 cho đến khi qua đời vào năm 1227.