Đề xuất cấp xã không thành lập Trung tâm hành chính công

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Góp ý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thống nhất với cơ cấu hoạt động, tổ chức Hội đồng dân và Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên đại biểu đề nghị tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích.

Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, sau sắp xếp, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành rất lớn, nên việc tăng thêm số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cần thiết.

202505140957583282-z6599567008287-681ed9e1a49ee71cf8becad0d21023c9.jpg

"Đối với vấn đề cơ cấu, số lượng về Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mặc dù quy định trong luật không nêu, nhưng tôi nghĩ hiện nay khi sáp nhập tỉnh, đề nghị Chính phủ nên có nghiên cứu tính toán làm sao về quy mô dân số và diện tích để bố trí số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng hơn so với hiện nay", đại biểu Phạm Văn Hoà nói.

Về việc cho phép Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công, mà là Trung tâm hành chính công liên khu vực trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

Nêu ví dụ mô hình tại Hà Nội đang triển khai rất tốt, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh: Nếu mỗi xã đều thành lập Trung tâm hành chính công là không cần thiết, bởi có xã không sáp nhập, quy mô nhỏ sẽ gây lãng phí.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng thống nhất với quy định giao quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên không nên quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ủy quyền cho phòng, ban cấp xã.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cấp xã là cấp thấp nhất, không nên giao quyền mà có thể ủy quyền cho các phòng chuyên môn.

Ngoài các phòng chuyên môn cấp xã, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị thành lập các văn phòng chung như văn phòng đảng ủy, văn phòng hội đồng nhân dân, văn phòng ủy ban nhân dân.

"Văn phòng hết sức cần thiết, là cơ quan tham mưu, giúp việc và phục vụ cho Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, cho nên 3 văn phòng này nhập chung là một tôi nghĩ là sẽ hợp lý", đại biểu tỉnh Đồng Tháp nêu quan điểm.

Bỏ chất vấn TAND và VKSND: “Dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai?”

“Nếu vậy dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi.

Ngày 14/5, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có nhiều ý kiến và tranh luận về Tờ trình của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trong đó có dự thảo Nghị quyết bỏ đối tượng được đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

202505140813176537-ff4fb36ff030456e1c21.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng

Cần có cơ chế hỗ trợ cho những nhà khoa học "hai lúa"

Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho cá nhân có những sáng kiến cải thiện kỹ thuật, nhất là những người nông dân "hai lúa".

Tham gia đóng góp ý kiến về Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum khẳng định: "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2030 của Đại hội Đảng lần thứ 13 xác định phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đặc biệt là tháng 12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Tờ trình của Chính phủ thì làm rõ các cơ sở của việc ban hành luật này. Tôi hoàn toàn tán thành việc ban hành luật này và tên gọi Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là phù hợp với nội hàm cũng như các nội dung đã quy định ở trong dự thảo luật".

202505131436051704-8e2b64000854bd0ae445.jpg
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.