Rà phá bom mìn - công việc nguy hiểm nhất giữa xung đột Nga - Ukraine

Một đặc công Ukraine cho biết, công việc nguy hiểm nhất giữa xung đột Nga – Ukraine lúc này chính là rà phá bom mìn trên mặt trận.

Khi các đặc công Ukraine tìm thấy thi thể của nhiều binh sĩ tại một vị trí bị bỏ hoang ở vùng xung đột Zaporizhzhia, họ phát hiện có điều gì đó bất thường.
"Có 3 – 4 người chết. Hai người nằm đè lên nhau khiến chúng tôi nghi ngờ. Vì nếu từng xảy ra vụ nổ, họ sẽ văng ra 2 hướng khác nhau, nhưng ở đây, họ nằm đè lên nhau", hãng tin Reuters dẫn lời ông Volodymyr, một đặc công Ukraine (47 tuổi).
Ra pha bom min - cong viec nguy hiem nhat giua xung dot Nga - Ukraine
Các đặc công Ukraine tham gia khóa huấn luyện ở vùng Donetsk. Ảnh: Reuters 
“Chúng tôi không chạm vào họ. Khi dùng chiếc móc "mèo con", chúng tôi phát hiện phía dưới 2 thi thể là một quả mìn PM. Nó phát nổ, và thổi bay 2 thi thể, nhưng chúng tôi vẫn an toàn”, ông nói thêm.
“Mèo con” mà các đặc công Ukraine sử dụng là chiếc móc thép chuyên dùng để phát hiện bẫy mìn. Còn PM là loại mìn sát thương.
Quân đội Nga đã rải mìn và bẫy mìn trên khắp mặt trận Ukraine. Các chỉ huy Ukraine cũng thừa nhận, chiến thuật này của Nga là nguyên nhân chính khiến tốc độ phản công của Kiev bị chậm lại.
Đối với những đặc công rà phá bom mìn như ông Volodymyr, mỗi ngày họ đều phải đối mặt với nguy cơ chết người trong lúc cố gắng đảm bảo mặt đất an toàn để các binh sĩ Ukraine xông lên hoặc để người dân trở về nhà.
"Mỗi ngày, chúng tôi mất một đặc công, bị thương hoặc chết. Đây là công việc nguy hiểm. Cho dù cả lữ đoàn đang tiến lên, hay chỉ một nhóm 12 người đi làm nhiệm vụ, đặc công vẫn luôn là người đi trước. Điều đó rất nguy hiểm", ông Volodymyr chia sẻ.
Theo đặc công Ukraine, mìn có mặt ở mọi nơi như sau cánh cửa, bên trong các vỏ hộp và thùng, thậm chí cả đồ chơi.
Ra pha bom min - cong viec nguy hiem nhat giua xung dot Nga - Ukraine-Hinh-2
Giày “chân nhện” giúp giảm thương tích cho các đặc công Ukraine. Ảnh: Reuters 
Ông Oleksandr, bác sĩ gây mê của Lữ đoàn 128 của Ukraine cho biết, bom mìn đã gây ra thương vong lớn trong tháng đầu tiên Kiev triển khai phản công. Sự xuất hiện của bom mìn khiến các chỉ huy Ukraine phải giảm tốc độ tiến công. Nhưng nhiều đặc công vẫn mất mạng.
"Có trường hợp 5 - 6 người bị thương được đưa đến, và phần lớn họ là đặc công. Một khu vực có mật độ bom mìn dày đặc đến mức chỉ cần bước nhầm một bước khỏi tuyến đường đã được dọn sạch bom mìn là có thể dẫn đến cái chết", ông Oleksandr nói.
Để giảm thiểu thương vong, nhiều nhà máy ở Ukraine đang tăng cường sản xuất thêm các thiết bị an toàn cho đặc công. Ngoài những chiếc móc “mèo con”, đơn vị của ông Volodymyr còn được trang bị "giày nhện". Thiết bị này có 4 chân kim loại giúp nâng bàn chân đặc công khỏi mặt đất từ đó tránh kích hoạt trực tiếp bom mìn phía dưới.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Oleksandr, nguy hiểm sẽ không sớm qua đi. "Chắc chắn là không có đủ đặc công. Với cường độ cài cắm bom mìn như thế này, ngay cả sau khi xung đột kết thúc, đặc công vẫn là một trong những nghề chính", ông Oleksandr cho hay.

Bất ngờ: Nga "lật đổ" Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

Trong điều kiện xung đột và chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt, nền kinh tế Nga vẫn trụ vững và có bước tiến đáng nể khi lọt top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đã được định hình lại đáng kể bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022. Tác động của sự kiện này đã lan tỏa đến mọi quốc gia trên thế giới. Trong đó, Mỹ và Hàn Quốc là những quốc gia được hưởng lợi lớn khi có nhiều đơn đặt hàng mua vũ khí cao cấp; những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở Trung Á và vùng Vịnh Ả Rập cũng đã gặt hái được rất nhiều lợi ích từ việc giá dầu tăng vọt. 

Trái ngược hoàn toàn với những quốc gia trên, các thành viên của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Đức đang bước vào giai đoạn kinh tế gặp khó khăn nghiêm trọng. Việc mất khả năng tiếp cận thị trường Nga đối với các loại hàng xuất khẩu và việc Nga đột ngột ngừng cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của Đức. 

Một số chuyên gia còn cho rằng, kinh tế châu Âu càng thêm khó khăn là do mất đi những khoản tiền khổng lồ từ giới tài phiệt Nga đã đầu tư vào các nền kinh tế châu Âu trong suốt ba thập kỷ qua. Khi thị trường châu Âu suy yếu, Trung Quốc, Israel và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đang cạnh tranh để mở rộng thị phần của họ trên thị trường hàng tiêu dùng Nga. 

“Châu Phi thứ hai”

Các nhà phân tích của tạp chí Military Watch gọi Nga là "châu Phi thứ hai" của châu Âu trong giai đoạn hậu Xô Viết, Nga đã cung cấp cho các thành viên EU tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời Nga cũng là thị trường tiêu thụ hàng đầu cho các sản phẩm xuất khẩu của EU và là chìa khóa cho sự thịnh vượng của lục địa khan hiếm tài nguyên này. 

Bat ngo: Nga
Xe tăng Leopard 2A6 của Đức bị tiêu diệt ở Ukraine vào tháng 6 năm 2023

Mỹ sẽ giảm hỗ trợ và thuyết phục Ukraine ngừng bắn?

Theo hãng tin Politico, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho đang âm thầm chuẩn bị cho khả năng chiến dịch phản công sắp tới của Ukraine không đạt kết quả mong đợi.

Chiến dịch sắp tới nhằm tìm cách giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát phía đông và nam Ukraine.