Quyền sở hữu dinh Vua Mèo thuộc họ Vương: Hà Giang "im hơi lặng tiếng"?

(Kiến Thức) - Theo cháu nội Vua Mèo Vương Chí Sình, Hà Giang vẫn chưa có động thái mời gia đình lên làm việc sau khi Phó Thủ tướng ký văn bản thông báo quyền sử dụng đất dinh Vua Mèo thuộc về dòng họ Vương.

Sáng nay (2/11), trao đổi với PV Kiến Thức ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vua Mèo Vương Chí Sình) cho biết, ông đã nắm được thông tin Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ký văn bản thông báo quyền sử dụng đất khu Dinh thự Vua Mèo thuộc về những người thừa kế hợp pháp của dòng họ Vương.
“Tôi vui mừng quá. Cảm ơn Chính phủ, cảm ơn các cơ quan chức năng Nhà nước, cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí, cộng đồng đã lên tiếng. Lẽ phải bao giờ cũng là đúng. Tuy nhiên Hà Giang vẫn chưa có động thái gì mời chúng tôi lên làm việc”, ông Bảo cho hay.
Quyen so huu dinh Vua Meo thuoc ho Vuong: Ha Giang
Khu Dinh thự Vua Mèo. 
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp về về một số nội dung liên quan đến khu di tích trên tại xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Kết luận cuộc họp cho biết, khu Dinh thự họ Vương được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc, nghệ thuật. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thuộc những người được quyền thừa kế hợp pháp của dòng họ Vương.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của khu di tích kiến trúc - nghệ thuật nhà Vương cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn là không đúng quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cấp cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn.
Quyen so huu dinh Vua Meo thuoc ho Vuong: Ha Giang
Khu Dinh thự họ Vương được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc, nghệ thuật.  
Theo kết luận của Phó Thủ tướng, UBND Hà Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp làm việc với dòng họ Vương để chỉ đạo, rà soát, xác định ranh giới khu đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất khu nhà Vương theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó các đơn vị cần chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các hộ đã di dời ra ngoài khu di tích theo đúng quy định.
UBND Hà Giang được giao nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan liên quan trao đổi, thống nhất với dòng họ Vương rà soát, hoàn thiện lại quy chế và thực hiện quản lý, sử dụng khu di tích theo đúng quy định của pháp luật di sản và pháp luật khác có liên quan.
Trước đó, trong đơn trình bày gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7 của ông Vương Duy Bảo nêu, tòa Dinh thự vua mèo tại Đồng Văn được Bộ Văn hóa Thông tin cấp Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Tới năm 2002, gia đình họ Vương được yêu cầu di dời ra ngoài để trùng tu và làm bảo tàng.
Tại thời điểm này, gia đình họ Vương kiến nghị lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Văn hóa và sau đó gia đình nhận được quyết định không quốc hữu hóa Dinh thự họ Vương.
Tuy nhiên, khi có nhu cầu làm sổ đỏ Dinh thự họ Vương, gia đình ông Bảo mới hay biết từ năm 2012 UBND tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng mảnh đất gắn liền với Dinh thự họ Vương.
Theo ông Vương Duy Bảo, thông tin trên khiến họ hàng bà con, anh em họ Vương rất bức xúc.

Ngôi mộ đặc biệt của người vợ được Vua Mèo cưng nhất

(Kiến Thức) - Hết mực yêu thương người vợ thứ ba - bà Trương Mỹ Thuận - Vua Mèo Vương Chí Sình từng xây cho bà một dinh thự lớn. Sau khi bà Trương mất, Vua Mèo xây ngôi mộ bà thật kỳ công ở vị trí đẹp nhất để tưởng nhớ người vợ quá cố của mình.

Ngoi mo dac biet cua nguoi vo duoc Vua Meo cung nhat
Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn có một nghĩa trang nhỏ. Trong các ngôi mộ ở đây, có một ngôi mộ nằm ở vị trí cao nhất và được xây dựng cầu kỳ hơn cả. Đó chính là mộ bà Trương Mỹ Thuận, vợ thứ ba của Vua Mèo Vương Chí Sình.

Nhặt được ví tiền bị bố đánh vì nghi ăn cắp, bé gái bỏ nhà đi suốt 14 năm

(Kiến Thức) - Chị Thư (Hà Nội) đau xót kể lại, hồi con gái chị 9 tuổi, cháu nhặt được ví tiền nhưng bị bố đánh vì nghi ăn cắp, sau đó con bỏ nhà đi đến nay đã 14 năm, gia đình rất hối hận tìm kiếm suốt bao năm qua mà không có tin tức.

Vừa khóc, chị Phạm Thị Anh Thư (SN 1974, trú tại 46 Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) vừa kể lại với PV về câu chuyện đau buồn của gia đình mình.
Chỉ vì phút nóng giận, chồng chị thấy con gái nhặt được ví tiền mà chồng chị nghi ngờ con ăn cắp nên đã đánh con, khiến bé gái bỏ nhà đi 14 năm chưa có tin tức.