Quy trình tuyển phi công của Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo như nào?

(VietnamDaily) - Sau vụ 27 phi công Pakistan đang làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam bị đình chỉ, dư luận khá quan tâm đến việc tuyển phi công của các hãng bay Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo như thế nào?

Dư luận đang chú ý đến việc Cục Hàng không Việt Nam chủ động rà soát và đình chỉ 27 phi công Pakistan đang làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam. Trong đó có 12 trường hợp đang bay khai thác cho các hãng hàng không Việt Nam và 15 trường hợp còn lại đã hết hạn hợp đồng hoặc do dịch bệnh đã về nước.
Tuy vậy, câu hỏi mà dư luận cũng khá quan tâm lúc này là việc tuyển phi công của các hãng bay Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo như thế nào?
Phi công được đánh giá là ngành có mức thu nhập hấp dẫn tại Việt Nam. Mức thu nhập khởi điểm thấp nhất của phi công làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam không dưới 70 triệu đồng/tháng. Đây chỉ là con số ban đầu và sẽ tăng lên theo thời gian.
Quy trinh tuyen phi cong cua Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo nhu nao?
Các giai đoạn đào tạo, huấn luyện phi công.
Tuy nhiên, để trở thành một phi công vào làm việc tại hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines các ứng viên đều phải trải qua vòng thi tuyển đầu vào rất gắt gao.
Ngoài tiêu chuẩn cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, bằng ngoại ngữ thì học viên đầu vào đều phải trải qua 3 vòng thi tuyển: Tiếng Anh, kỹ năng và bài thi ADAPT (năng khiếu về độ thích ứng nghề). Vòng thi ADAPT được phân tích và gửi về từ Anh.
Trong đó, các ứng viên phi công cả nam và nữ cần phải có độ tuổi từ 18-32, đã tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ TOEIC tiếng Anh đạt từ 700 điểm trở lên.
Ứng viên phi công phải có chiều cao từ 1m65 với nam và từ 1m60 nữ; cân nặng từ 54kg đối với nam và từ 48kg là nữ. Đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam. Ứng viên phi công không được có dị tật, cần có dáng ngồi tiêu chuẩn để quan sát, điều khiển tàu bay nên những người cong vẹo cột sống, gù lưng, so vai...
Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn, các học viên sẽ phải trải qua vòng huấn luyện phi công cơ bản gồm: Giai đoạn 1: 6 tháng huấn luyện với 14 môn học lý thuyết, 783 giờ học, 30 giờ thi, 3 giờ bay SIM (buồng lái mô phỏng) với chương trình chuẩn châu Âu.
Giai đoạn 2: học viên sẽ lựa chọn Trường huấn luyện bay tại nước ngoài. Ở giai đoạn này, phần quan trọng nhất là huấn luyện Phối hợp tổ bay - khóa huấn luyện bắc cầu đưa học viên tiếp cận với môi trường khai thác của các Hãng hàng không.
Tiếp theo là đến huấn luyện chuyển loại.
Quy trinh tuyen phi cong cua Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo nhu nao?-Hinh-2
Phi công cũng là ngành có mức thu nhập hấp dẫn tại Việt Nam. (Ảnh: Vietnam Airlines).
Đối với hãng hàng không Vietjet Air cũng có quy trình tuyển chọn và đào tạo phi công theo đúng quy chuẩn quốc tế bao gồm: kiểm tra trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và lý lịch nhân thân.
Sau khi vượt qua các khóa kiểm tra, huấn luyện bay và đạt chứng chỉ bay, Cục Hàng không Việt Nam sẽ xem xét cấp bằng cho phi công,…
Riêng Bamboo tuyển sinh học viên phi công cơ bản và phi công với các yêu cầu: Công dân Việt Nam độ tuổi 18 - 37, đã tốt nghiệp THPT hoặc cao hơn, đáp ứng đủ yêu cầu về chiều cao, ngoại ngữ, không có tiền án tiền sự và đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam.
Sau khi vượt qua vòng duyệt hồ sơ tuyển sinh, ứng viên sẽ được kiểm tra trình độ ngoại ngữ; làm bài thi ADAPT (kiểm tra năng khiếu và kỹ năng thích ứng với nghề) và phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh.
Học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo tại các đơn vị nước ngoài Bamboo Airways hợp tác gồm: Australian Airline Piliot Academy (AAPA), CAE Oxford Aviation Academy, L3 Airline Academy và RMIT trong 18-24 tháng, sau đó tiếp tục tham gia khóa học chuyển loại tàu bay và phi công tập sự tại Bamboo Airways. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế CASA, EASA.
Ngoài ra, các ứng viên đã hoàn thành khóa đào tạo học viên phi công cơ bản tại nước ngoài và chuyển loại trước đó để lái tàu bay A32F của Bamboo, nhận được chứng chỉ từ các trung tâm huấn luyện do Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn và Bamboo Airways công nhận sẽ được hãng tuyển dụng phi công tập sự.

Vietnam Airlines đang thuê phi công nước nào?

(VietnamDaily) - Vietnam Arlines là hãng hàng không có tỷ lệ phi công nước ngoài thấp, chỉ khoảng 25%. Vietjet, Jetstar và Bamboo Airways có số phi công nước ngoài chiếm trên 70% tổng số phi công đang làm việc.

Chấp hành chỉ đạo của Bộ GTVT, mới đây Cục Hàng không vừa đình chỉ toàn bộ hoạt động của các phi công Pakistan đang làm việc tại Việt Nam.

27 phi công Pakistan dùng giấy phép sai quy cách: 11 phi công bay cho VietJet, 1 bay cho Jetstar Pacific

(Vietnamdaily) - Cục Hàng không Việt Nam (VN) cho biết tổng số có 27 phi công là người Pakistan được Cục Hàng không VN cấp giấy phép và năng định cho các Hãng hàng không của Việt Nam (bao gồm Vietnam Airlines: 6 trường hợp, Vietjet Air: 17 trường hợp, Jetstar Pacific: 4 trường hợp).

Theo Cục Hàng không Việt Nam, sau khi thông tin nhà chức trách Pakistan phát hiện hơn 250 phi công nước này dùng bằng lái máy bay giả mạo, Cục đã chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá và có kết quả như sau:

Tổng số người lái nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 1223 người, trong đó: hãng hàng không quốc gia Việt Nam có 309 người lái (chiếm 25,7% trên tổng số 1203 người lái); hãng hàng không Jetstar Pacific có 145 (chiếm 70,3% tổng số 206 người lái); hãng hàng không Vietjet có 622 (chiếm 75,6% trên tổng số 823 người lái) và hãng hàng không Tre Việt có 147 người lái (chiếm 58,6% trên tổng số 251 người lái).
27 phi cong Pakistan dung giay phep sai quy cach: 11 phi cong bay cho VietJet, 1 bay cho Jetstar Pacific
 Hiện có 11 phi công Pakistan làm việc cho Vietjet Air.

Những khoảnh khắc bình yên đầu thập niên 1990 ở Hà Nội

(VietnamDaily) - Cùng nhìn lại những hình ảnh đầy hoài niệm về khung cảnh hồ Hoàn Kiếm, nơi được mệnh danh là trái tim của thủ đô, trong những bức ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện năm 1991-1992.

Nhung khoanh khac binh yen dau thap nien 1990 o Ha Noi
Trên vỉa hè bờ hồ Hoàn Kiếm, góc Lê Thái Tổ - Hàng Trống, Hà Nội năm 1991. Các lối đi ở vỉa hè bờ hồ thời điểm này được lát gạch hình vuông. Ảnh: Hans-Peter Grumpe / Hpgrumpe.de.