Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo

Xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) phù hợp về số lượng, bảo đảm chất lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục. Tuy nhiên, thời gian qua, việc quy hoạch, sắp xếp các cơ sở GDĐH vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

Chất lượng chưa tương xứng quy mô
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), hệ thống các cơ sở GDĐH đóng góp chính cho việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, cách đào tạo của hệ thống GDĐH ở nước ta chưa bám sát, chưa theo kịp sự thay đổi mạnh mẽ về nhu cầu, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo của thị trường lao động. Việc đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng chưa tương xứng với sự gia tăng về số lượng cũng như quy mô đào tạo. Cách tiếp cận trong xây dựng và quản lý hệ thống các cơ sở GDĐH còn dựa nhiều vào chỉ tiêu số lượng mà chưa tập trung nhiều vào bảo đảm chất lượng, nhất là thiếu dự báo nhu cầu nhân lực.
Quy hoach, sap xep lai he thong co so dao tao
 
Phân tích cụ thể từ các mục tiêu, thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Phân viện Học viện Hành chính quốc gia khu vực Tây Nguyên cho rằng, số lượng cơ sở GDĐH ở nước ta khá lớn, tổ chức cồng kềnh. Hiện nay, cả nước có hơn 236 cơ sở GDĐH, đã vượt so với mục tiêu đề ra trong Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, cao đẳng. Ngoài ra, mục tiêu quy mô đào tạo ĐH, cao đẳng đến năm 2020 là 2,2 triệu sinh viên thì đến năm 2018, riêng đào tạo đại học đã là hơn 1,7 triệu sinh viên, chưa kể một số lượng lớn sinh viên cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Thạc sĩ Tống Thị Hạnh, Trường đại học Sài Gòn cho rằng, quy mô GDĐH phát triển ngày càng nhanh nhưng phân bố chưa cân đối. Các cơ sở GDĐH lớn và uy tín cũng như đội ngũ giảng viên có trình độ, học hàm, học vị chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; nhiều cơ sở giáo dục đại học ở một số địa phương không có giáo sư, phó giáo sư đầu ngành. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở một số vùng tập trung đông các cơ sở GDĐH như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ còn cao, tạo sức ép cho giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, dạy nhiều sinh viên trong một lớp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy; giảng viên sẽ không có thời gian để bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.
TS Nguyễn Bá Cần, nguyên Phó Cục trưởng Cơ sở vật chất thiết bị đồ chơi trẻ em (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, trong 25 năm qua việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH đã tập trung giải quyết được một số nhiệm vụ trọng yếu có tính chiến lược và dài hạn. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển thì hoạt động đào tạo tinh hoa và nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH tốp trên chưa thể hiện vai trò đầu tàu. Trong xây dựng hệ thống các cơ sở GDĐH còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản có thì còn nhiều lỗ hổng hoặc chưa hợp lý do thiếu tính thực tiễn, bị điều chỉnh thường xuyên, thiếu nhất quán.
Xây dựng lại mạng lưới
GDĐH được coi là bậc học sau cùng, có đủ khả năng đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Việc quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới sẽ góp phần tạo bình đẳng về cơ hội tiếp cận GDĐH cho mọi người; tạo môi trường đào tạo mở, hỗ trợ các cá nhân học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý cơ sở GDĐH cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí ngân sách, tích tụ nguồn lực, tăng đầu tư cho giáo dục, giúp đưa GDĐH nước ta sớm tiệm cận trình độ của thế giới, phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Để khắc phục bất cập về mạng lưới cơ sở GDĐH, Bộ GD và ĐT cho biết, đang xây dựng hai đề án: “Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm, thành lập một số trường sư phạm trọng điểm” và “Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học công lập” trình Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH. Theo Thứ trưởng GD và ĐT Nguyễn Hữu Độ, ngành giáo dục sẽ triển khai trên diện rộng việc đánh giá chất lượng các cơ sở GDĐH làm cơ sở để phân hạng, xây dựng và triển khai quy hoạch lại nhằm bảo đảm chất lượng toàn bộ hệ thống GDĐH trong giai đoạn 2021 - 2030. Tăng cường dự báo nhu cầu nhân lực, khảo sát nhu cầu xã hội trong từng giai đoạn để xây dựng phương án tuyển sinh và đào tạo hợp lý, tránh tình trạng thiếu nhân lực cục bộ. Đáng chú ý, ngành giáo dục sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu ĐH làm căn cứ xây dựng chính sách phù hợp nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao ở từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cụ thể.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, cần có những nghiên cứu và kế hoạch tổng thể, dài hạn về phát triển GDĐH, làm cơ sở để tổ chức, sắp xếp lại. Trong đó, việc đầu tiên là cần nghiên cứu, dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong 5 năm đến 10 năm tới, từ đó tính toán các chuyên ngành đào tạo chủ yếu, thứ yếu... cho phù hợp. Ngoài ra, cần sáp nhập, hợp nhất các trường đại học nhằm tạo ra các trường ĐH lớn, trọng điểm, đa ngành có khả năng hoạt động hiệu quả; tính toán lại số lượng cơ sở GDĐH ở mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương theo nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai. Thạc sĩ Tống Thị Hạnh cho rằng, cần xây dựng cơ sở GDĐH theo hướng chuẩn hóa, đa dạng hóa. Trong đó, Nhà nước cần quy hoạch lại quỹ đất để xây mới hoặc mở rộng diện tích cho các cơ sở GDĐH đạt tiêu chuẩn; ưu tiên quỹ đất để xây dựng một số khu đại học tập trung. Mỗi trường ĐH cần có sự đầu tư lâu dài cho thương hiệu riêng dựa trên nền tảng là những giá trị bền vững mang bản sắc riêng, văn hóa riêng của trường mình...

Trận địa pháo hoa Hà Nội sẵn sàng trước giờ khai hỏa

(Kiến Thức) - 5 điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội mừng 30/4 gồm Hồ Hoàn Kiếm, Công viên Thống Nhất,  Hồ Văn Quán, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình và thị xã Sơn Tây đã sẵn sàng.

Tran dia phao hoa Ha Noi san sang truoc gio khai hoa

Chào mừng 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, UBND TP Hà Nội đã tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa trên địa bàn, phục vụ nhân dân. Điểm mới trong kế hoạch bắn pháo hoa tại Thủ đô lần này là có hai điểm tầm cao và bốn điểm tầm thấp.

Tran dia phao hoa Ha Noi san sang truoc gio khai hoa-Hinh-2
5 điểm được UBND TP Hà Nội phê duyệt bắn pháo hoa gồm: Hồ Hoàn Kiếm, với hai điểm trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở Báo Hà Nội mới; Công viên Thống Nhất quận Hai Bà Trưng; Hồ Văn Quán, quận Hà Đông; Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm và Khu vực trung tâm vườn hoa, thị xã Sơn Tây.

Cháy Công ty Rạng Đông: Phóng viên bị bảo vệ bẻ thẻ nhớ khi tác nghiệp

(Kiến Thức) - Khi đang tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, PV báo điện tử VTC News bị bảo vệ công ty bẻ gãy thẻ nhớ thiết bị ghi hình.

Khoảng 19h ngày 28/8, anh Trần Anh Công, phóng viên báo điện tử VTC News, phát hiện có cháy lớn ở Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông). Ngay sau đó, anh đã vào hiện trường để tác nghiệp. Tuy nhiên, trong lúc chụp ảnh đám cháy, anh Công đã bị 2 bảo vệ của công ty này ra cản trở tác nghiệp.
Chay Cong ty Rang Dong: Phong vien bi bao ve be the nho khi tac nghiep
 Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy kinh hoàng.
Anh Công cho hay: "Khi phát hiện thấy cháy nên tôi xin ý kiến lãnh đạo báo để vào hiện trường tác nghiệp. Vào đến nơi thấy khu vực nhà xưởng của Công ty Rạng Đông cháy lớn nên tôi mang máy ảnh ra tác nghiệp.
Thấy tôi quay phim, 2 người là bảo vệ của công ty ra cản trở nói: 'Ai cho phép anh quay' và họ lôi tôi vào phòng bảo vệ. Tại đây, một người xưng là đội trưởng đội bảo vệ yêu cầu tôi tháo thẻ nhớ ra và họ bẻ thẻ nhớ ngay trước mặt tôi".
Chay Cong ty Rang Dong: Phong vien bi bao ve be the nho khi tac nghiep-Hinh-2
Đến sáng 29/8, lực lượng PCCC vẫn đang khắc phục hậu quả vụ cháy. 
Anh Công bức xúc cho hay, cách hành xử của bảo vệ Công ty Rạng Đông và những người này ra sức cản trở phóng viên tác nghiệp.
Theo lời anh Công, anh đã trình báo cơ quan công an để làm rõ vụ việc. 

Trước đó, khoảng 18h ngày 28/8, ngọn lửa bùng phát trong khu nhà kho lợp mái tôn rộng hơn một nghìn m2 của Công ty Rạng Đông nằm cạnh đường Nguyễn Trãi (TP Hà Nội) sau đó lan rộng ra xung quanh. Nhận được tin báo, Công an TP Hà Nội huy động hơn 20 xe cứu hỏa cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa.

Lúc 19h30 khói lửa vẫn bốc nghi ngút kèm nhiều tiếng nổ lớn, ngọn lửa vẫn chưa thể khống chế. Nhiều xe chữa cháy đang lấy nước từ các trụ nước PCCC dọc đường Nguyễn Trãi để tiếp ứng. Do sức nóng của lửa thiêu rụi sau hàng giờ đồng hồ, phần mái tôn của khu vực nhà xưởng rộng hàng trăm mét bị đổ sập.

Tính đến 22h ngày 28/8, đại diện Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cho biết, cơ quan chức năng đã khống chế cơ bản, không để đám cháy lan ra nhà dân và các xưởng xung quanh của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông (đường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).

Nguyên nhân vụ cháy Công ty Rạng Đông đang được điều tra, làm rõ.

>>> Xem thêm video: Cháy ngùn ngụt tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông