Quy đổi điểm xét tuyển, có chấm dứt tình trạng điểm thấp đỗ, điểm cao trượt?

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, quy chế xét tuyển đại học và quy đổi điểm trúng tuyển đảm bảo không xảy ra tình trạng điểm cao thì trượt, điểm thấp trúng tuyển.

Năm nay, Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) yêu cầu, cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ GD-ĐT.

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng vụ giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, với quy định này các trường không phải phân bổ chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển; tránh được những rủi ro khi xét tuyển theo chỉ tiêu của từng phương thức như độ lệch điểm giữa các phương thức quá lớn, có phương thức có điểm trúng tuyển rất cao, điểm trúng tuyển học bạ thấp hơn điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT….

Các cơ sở đào tạo có tổ chức các kỳ thi riêng như Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA), Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA)… đã công bố bách phân vị của kết quả kỳ thi riêng với một số tổ hợp của kỳ thi tốt nghiệp THPT có độ tương quan cao nhất để giúp các cơ sở đào tạo có sử dụng kết quả kỳ thi riêng trong việc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển.

"Tương tự như vậy, vừa qua, Bộ GD-ĐT công bố đối sánh phổ điểm và bách phân vị của một số tổ hợp phổ biến của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để hỗ trợ các cơ sở đào tạo quy đổi điểm chênh lệch giữa các tổ hợp xét tuyển của cơ sở đào tạo mình", PGS.TS Nguyễn Anh Dũng nói.

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng vụ giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (Ảnh: Moet)

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng vụ giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (Ảnh: Moet)

Liên quan đến việc các cơ sở đào tạo công bố bảng quy đổi tương đương điểm trúng tuyển khác nhau, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng cho biết, ngày 15/7, Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm của các môn thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành, các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ và quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên số liệu phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển các năm trước.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, quy chế xét tuyển cũng như quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển đảm bảo sự công bằng, tránh xảy ra tình trạng điểm cao thì trượt điểm thấp trúng tuyển.

Năm nay, ngoài điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường có chính sách điểm cộng, điểm thưởng theo quy chế tuyển sinh riêng. PGS.TS Nguyễn Anh Dũng cho biết, để không xảy ra tình trạng lạm phát điểm cộng, điểm ưu tiên, quy chế xét tuyển năm nay quy định giới hạn tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (ví dụ với thang điểm 30, tối đa là 3 điểm) để tạo cơ hội công bằng hơn trong xét tuyển.

Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo vẫn có điểm cộng để xem xét đặc thù của cơ sở đào tạo, của yêu cầu đầu vào và đồng thời khai thác tối đa thế mạnh riêng của các em học sinh.

Liên quan đến quy định các trường có thể quy đổi các chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển, nhưng điểm môn ngoại ngữ được quy đổi từ các chứng chỉ ngoại ngữ có trọng số tính điểm xét không được vượt quá 50%, ông Dũng cho biết, một vài năm qua, có thực trạng một số cơ sở đào tạo lạm dụng việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ trong quá trình xét tuyển, thậm chí sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ như là tiêu chí quyết định đến cơ hội trúng tuyển của các thí sinh.

Trong khi đó, sự tiếp cận các bài thi để được cấp các chứng chỉ ngoại ngữ có sự khác biệt giữa các học sinh tại các vùng, miền khác nhau.

"Do vậy, Quy chế quy định các trường có thể quy đổi các chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển nhưng điểm môn ngoại ngữ được quy đổi từ các chứng chỉ ngoại ngữ có trọng số tính điểm xét không được vượt quá 50%. Như vậy, các các em học sinh vẫn có thể sử dụng tối đa thế mạnh của mình để tăng cơ hội trúng tuyển đại học nhưng vẫn bảo đảm công bằng", PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng vụ giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) thông tin.

Học sinh lo điểm thi tốt nghiệp ảnh hưởng hồ sơ du học

Trong khi chờ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh đang theo chuẩn bị kế hoạch du học đã lo lắng về điểm số, nhất là các môn như Toán.

Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục nhấn mạnh, điểm thi chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể của hồ sơ du học. Điều quan trọng hơn là thái độ, năng lực toàn diện và sự chủ động chứng minh bản thân trước hội đồng tuyển sinh quốc tế.

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, em Bảo Châu, học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn (phường Xuân Hòa, TP HCM vẫn chưa hết lo lắng. Em cho biết, đã nhận được thư mời nhập học có điều kiện từ một trường đại học tại Amsterdam (Hà Lan), với yêu cầu điểm tốt nghiệp từng môn từ 6,5 trở lên.

Thi Ngữ văn lớp 10 Hà Nội, điều cần nhớ trước "giờ G"

Cuối tuần này, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội sẽ diễn ra. Để giúp thí sinh đạt kết quả cao, giáo viên Ngữ văn đã chia sẻ những lời khuyên quý báu.

Cách phân bổ thời gian và trình bày hiệu quả

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn tại HOCMAI, một trong những yếu tố quan trọng là việc trình bày bài thi. Bài làm cần gọn gàng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. Điều này không chỉ giúp bài thi của bạn dễ đọc mà còn tạo ấn tượng tốt với giám khảo.

Quy định mới về đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 16/7 đến 17h ngày 28/7/2025. Thí sinh có thể đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng không giới hạn.

Hỏi: Xin KH&ĐS hướng dẫn cụ thể quy định mới về đăng ký xét tuyển đại học năm 2025. Cần lưu ý gì trong vấn đề xét tuyển?

Nguyễn Thị Thanh (Phú Thọ)