Quốc hội tiếp tục thảo luận về những vấn đề cử tri quan tâm

Ngày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và thảo luận ở tổ về 4 dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Tiếp đó, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
Quoc hoi tiep tuc thao luan ve nhung van de cu tri quan tam
Chiều 21/10, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN 
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.
Tiếp đó Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020.
Sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về hai Báo cáo trên.
Trước đó, ngày 21/10, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

ĐBQH Hà Nội nói gì về thời gian học sinh quay lại trường?

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà cho biết, Sở GD-ĐT Hà Nội đang xây dựng phương án cụ thể để đảm bảo việc đưa học sinh tới trường. Trong đó, thành phố đặt yêu cầu tổ chức thực hiện sao cho bảo đảm an toàn nhất cho các em học sinh.

Sáng 21/10, bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết về một số vấn đề liên quan phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, thời gian tới Hà Nội xem xét, nới lỏng tiếp các hoạt động nhưng sẽ phụ thuộc vào đánh giá cấp độ dịch để có thể nới lỏng các dịch vụ, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Bà Trần Thị Nhị Hà cũng lưu ý yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị kiểm toán sử dụng các nguồn lực cho chống dịch

Ngày 14/9, tiếp tục phiên họp thứ ba, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2021 và kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Kiểm toán nhà nước (KTNN).

Biểu dương KTNN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng KTNN đã nỗ lực, cố gắng lớn, có nhiều giải pháp linh hoạt, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, kiểm toán cần toàn diện, trọng tâm trọng điểm, sắc sảo, mạnh dạn chấn chỉnh các vấn đề khi phát hiện, bám sát các quy định của pháp luật; công khai, minh bạch các hoạt động kiểm toán. Đây là vũ khí quan trọng để siết chặt kỷ luật kỷ cương về tài chính, ngân sách; đồng thời giúp người dân và xã hội giám sát lại hoạt động kiểm toán.

Chủ tịch nước: "Không thể vội bỏ toàn bộ Chỉ thị 15, 16, 19"

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM) khuyến cáo, Việt Nam không thể vội bỏ toàn bộ Chỉ thị 15, 16, 19…Việc này có thể dẫn đến hậu quả rất xấu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM có những chia sẻ về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội khi thảo luận ở tổ sáng 21/10.
Không thể đóng cửa mãi đất nước