Quốc hội quyết định giám sát tối cao về phòng chống dịch COVID-19

Chiều 6/6, với 88% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết về chương trình giám sát năm 2023.

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết định giám sát tối cao 2 chuyên đề. Trong đó, chuyên đề 1 về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".
Quoc hoi quyet dinh giam sat toi cao ve phong chong dich COVID-19
 Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết. Ảnh: Quochoi.vn.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ nhận thấy, hiệu quả của việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực chống dịch được cử tri, nhân dân đặc biệt quan tâm. 62% đại biểu Quốc hội lựa chọn chuyên đề này. Những kết quả kiểm toán, thanh tra nội dung này là nguồn tư liệu quan trọng để Quốc hội có cơ sở giám sát tối cao toàn diện hơn. Đặc biệt, công tác chống dịch thời gian qua bộc lộ nhiều vấn đề liên quan y tế cơ sở, y tế dự phòng, do đó việc giám sát kết hợp như chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quan, đầy đủ, góp phần hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, dự phòng.
Chuyên đề thứ 2 Quốc hội sẽ giám sát đó là: "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".
Hai chuyên đề "Việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" và "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021", Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề 1. Còn tại kỳ họp 6, Quốc hội xem xét báo cáo giám sát chuyên đề 2.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét các báo cáo của Chính phủ, TAND tối cao, Viện KSND tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.
Đặc biệt, trong nghị quyết mới thông qua, tại kỳ họp 6 vào cuối năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội…

Quốc hội ủng hộ thí điểm đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam

Đại biểu cho rằng, e ngại về việc thí điểm liên quan đến an ninh, an toàn là đúng, nhưng không vì thế mà bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân.

Hạn chế nguy cơ phạm nhân tái phạm tội
Sáng 3/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam và thảo luận về dự thảo Nghị quyết này để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp.

Nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng 3 bộ trưởng trả lời chất vấn

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và 3 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn (từ ngày 6-10/6) của kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV.

Theo chương trình tuần làm việc thứ 3 (từ ngày 6-10/6) của kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc, bắt đầu từ chiều ngày 7/6 đến hết ngày 9/6.

Qua tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội, các nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp lần này gồm: tài chính; ngân hàng; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ đăng đàn trả lời chất vấn.

Nu Thong doc Ngan hang Nha nuoc cung 3 bo truong tra loi chat van
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trả lời chất vấn của ĐBQH về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.

Về cách thức đặt câu hỏi chất vấn, tiếp tục kế thừa cách thức thực hiện tại các kỳ chất vấn trước “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi lượt có 3-5 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút; người trả lời chất vấn sẽ trả lời không quá 3 phút/1 chất vấn.

Nu Thong doc Ngan hang Nha nuoc cung 3 bo truong tra loi chat van-Hinh-2

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng  và 3 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn trong kỳ họp lần này.

Trường hợp ĐBQH không đồng ý với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng đăng ký tranh luận, thời gian tranh luận không quá 2 phút. Thông tin tranh luận phải chính xác, đúng phạm vi chất vấn; không đăng ký tranh luận để đặt câu hỏi chất vấn và không tổ chức tranh luận giữa các đại biểu với nhau.

Về cách thức trả lời chất vấn, người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo. Các thành viên Chính phủ, các Trưởng ngành liên quan tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề chất vấn hoặc trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.

Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để nâng cao hiệu lực thi hành, làm cơ sở giám sát việc thực hiện.