Quốc hội Mỹ đau đầu trước nguy cơ đóng cửa chính phủ

Phe Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đang chạy đua với thời gian để vượt qua các mâu thuẫn đảng phái trong việc xây dựng một dự thảo ngân sách trước thời hạn chót ngày 19/1 tới.

Ngày 17/1, phe Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đang chạy đua với thời gian để vượt qua các mâu thuẫn đảng phái trong việc xây dựng một dự thảo ngân sách trước thời hạn chót ngày 19/1 tới, thời điểm ngân sách liên bang sẽ hết hiệu lực.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington DC. Ảnh: Washington Examiner/TTXVN.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington DC. Ảnh: Washington Examiner/TTXVN.
Đứng trước nguy cơ đóng cửa chính phủ, phe Cộng hòa tại Quốc hội đang thúc đẩy một dự luật tạm thời gia hạn ngân sách tới giữa tháng 2, bao gồm các nội dung như nối lại một chương trình bảo hiểm y tế trẻ em với thời hạn 6 năm và hủy bỏ một số khoản thuế liên quan tới y tế. Tuy nhiên, văn kiện này không bao gồm biện pháp về người nhập cư, cụ thể là "Chương trình Trì hoãn hành động đối với người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ” (DACA).
Dự thảo này nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của phe Dân chủ tại Quốc hội, những người chủ trương bảo vệ quyền lợi cho hơn 800.000 người nhập cư trẻ tuổi tại Mỹ.
Phát biểu họp báo, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan kêu gọi các nghị sĩ "tỉnh táo" để lựa chọn ủng hộ cho dự luật do đảng Cộng hòa bảo trợ, cho rằng sự phản đối của phe Dân chủ đang đẩy chính phủ đến gần với kịch bản nguy hiểm là phải đóng cửa do thiếu ngân sách.
Phản bác lại, lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer cho rằng nếu Chính phủ Mỹ phải đóng cửa, trách nhiệm nằm ở phe Cộng hòa hiện đang kiểm soát cả 2 viện Quốc hội và cả bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Schumer chỉ trích đề xuất của đảng Cộng hòa không hỗ trợ các nội dung cấp thiết như chống tình trạng phụ thuộc vào thuốc giảm đau gây nghiện, tăng cường hỗ trợ các cựu binh và người hưởng lương hưu hay cải thiện chi tiêu quốc phòng.
Nghị sĩ này cũng cho biết trong ngày 17/1, các thượng nghị sĩ dự kiến sẽ công bố một bản kế hoạch lưỡng đảng, trong đó đưa ra giải pháp cho 4 vấn đề mà Tổng thống Trump quan tâm, bao gồm sửa đổi DACA; hạn chế chương trình xổ số thẻ xanh và chương trình đoàn tụ gia đình cho người nhập cư; cũng như tăng cường an ninh biên giới.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng bản kế hoạch này không khả thi do thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell không muốn thúc đẩy một văn bản có nhiều điểm tương đồng với một dự luật trước đó từng bị Tổng thống Trump bác bỏ.

Quốc hội Mỹ thông qua tiến trình bãi bỏ ObamaCare

Trong một cuộc bỏ phiếu ngày 13/1, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua ngân sách và thành lập một ban soạn thảo luật nhằm bãi bỏ ObamaCare.

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua ngân sách và thành lập một ban soạn thảo luật nhằm bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (ObamaCare) với 227 phiếu đồng ý và 198 phiếu chống.

Điểm lại những lần Hàn-Triều đứng dưới chung một ngọn cờ

(Kiến Thức) - Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí sẽ diễu hành chung dưới một ngọn cờ tại Olympic mùa đông Pyeongchang 2018 sắp tới. Trước đó, hai miền Triều Tiên từng diễu hành dưới lá cờ Thống nhất trong một số kỳ thế vận hội.

Theo CNN ngày 17/1, các vận động viên Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ diễu hành chung dưới một lá cờ tại lễ khai mạc Olympic mùa đông Pyeongchang diễn ra vào tháng 2/2018. Ảnh: CNN.
 Theo CNN ngày 17/1, các vận động viên Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ diễu hành chung dưới một lá cờ tại lễ khai mạc Olympic mùa đông Pyeongchang diễn ra vào tháng 2/2018. Ảnh: CNN.

Thông báo trên được đưa ra sau cuộc đàm phán liên Triều tại Bàn Môn Điếm ngày 17/1. Lần đầu tiên Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ lập đội thi đấu chung ở nội dung khúc côn cầu nữ trên băng của Thế vận hội mùa đông. Ảnh: RT.
 Thông báo trên được đưa ra sau cuộc đàm phán liên Triều tại Bàn Môn Điếm ngày 17/1. Lần đầu tiên Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ lập đội thi đấu chung ở nội dung khúc côn cầu nữ trên băng của Thế vận hội mùa đông. Ảnh: RT. 

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên hai miền Triều Tiên diễu hành chung dưới lá cờ Thống nhất trong Thế vận hội. Ảnh: Yonhap.
 Được biết, đây không phải là lần đầu tiên hai miền Triều Tiên diễu hành chung dưới lá cờ Thống nhất trong Thế vận hội. Ảnh: Yonhap.

Ngày 15/9/2000, đoàn vận động viên của Hàn Quốc và Triều Tiên đã cùng diễu hành dưới lá cờ Thống nhất trong lễ khai mạc tại Thế vận hội Sydney. Ảnh: kfor.com.
Ngày 15/9/2000, đoàn vận động viên của Hàn Quốc và Triều Tiên đã cùng diễu hành dưới lá cờ Thống nhất trong lễ khai mạc tại Thế vận hội Sydney. Ảnh: kfor.com. 

Tiếp đến, vận động viên hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Athens 2004. Ảnh: Getty Images.
Tiếp đến, vận động viên hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Athens 2004. Ảnh: Getty Images. 

Ngày 10/2/2006, đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc “chung một lá cờ” tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Torino, Italy. Ảnh: AP.
Ngày 10/2/2006, đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc “chung một lá cờ” tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Torino, Italy. Ảnh: AP. 

Hình ảnh các vận động viên hai miền Triều Tiên diễu hành dưới một lá cờ tại Olympic mùa đông năm 2006. Ảnh: Reuters.
 Hình ảnh các vận động viên hai miền Triều Tiên diễu hành dưới một lá cờ tại Olympic mùa đông năm 2006. Ảnh: Reuters.

Được biết, cờ Thống nhất có tư cách đại diện chung cho các vận động viên của Triều Tiên, Hàn Quốc và được sử dụng trong các sự kiện thể thao. Ảnh: CNN.
Được biết, cờ Thống nhất có tư cách đại diện chung cho các vận động viên của Triều Tiên, Hàn Quốc và được sử dụng trong các sự kiện thể thao. Ảnh: CNN. 

Lá cờ Thống nhất này có hình ảnh bán đảo Triều Tiên màu xanh trên nền trắng. Ảnh: japanfocus.org.
Lá cờ Thống nhất này có hình ảnh bán đảo Triều Tiên màu xanh trên nền trắng. Ảnh: japanfocus.org. 

Lá cờ Thống nhất của hai miền Triều Tiên lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1991. Có thể nói, việc hai nước sẽ diễu hành dưới cùng một lá cờ trong sự kiện Olympic sắp tới được xem là bước đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Ảnh: Financial Riview.
 Lá cờ Thống nhất của hai miền Triều Tiên lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1991. Có thể nói, việc hai nước sẽ diễu hành dưới cùng một lá cờ trong sự kiện Olympic sắp tới được xem là bước đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Ảnh: Financial Riview.