Quốc hội không đồng ý cấm điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia

(Kiến Thức) - Chiều nay 3/6, đại biểu Quốc hội đã không đồng ý cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn khi đưa ra ý kiến biểu quyết về vấn đề này. 

Chiều ngày 3/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội tiến hành lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó, Quốc hội đã xin ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thông qua hình thức biểu quyết về 3 nội dung có nhiều quan điểm trái chiều trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Trong đó, 2 nội dung đã không được thông qua khi không có phương án nào đạt trên 50% đại biểu tán thành.
Quoc hoi khong dong y cam dieu khien phuong tien giao thong khi da uong ruou, bia
Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội Khóa XIV. 
Chưa quyết định quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông
Cụ thể, lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung đầu tiên liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông, có 02 Phương án được đưa ra là:
Phương án 1: Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.
Phương án 2: Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Quoc hoi khong dong y cam dieu khien phuong tien giao thong khi da uong ruou, bia-Hinh-2
 Kết quả lấy ý kiến đối Phương án 01 về quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông.
Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 01, đã có 214/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 44,21% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 212/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 43,80% tổng số đại biểu Quốc hội).
Với phương án 02, đã có 240/417 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 49,59% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 169/417 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 34,92% tổng số đại biểu Quốc hội).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kết quả biểu quyết cho thấy cả 02 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Chưa quy định về thời gian cấm bán rượu, bia
Liên quan đến quy định về thời gian bán rượu bia, có 02 phương án được đưa ra gồm phương án 1 - Bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau và Phương án 02: Không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.
Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 01, đã có 224/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 46,28% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 206/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội).
Với phương án 02, đã có 214/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 44,21% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 206/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kết quả biểu quyết cho thấy cả 02 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ
Về nội dung quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình. Theo Phương án 1: Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.
Phương án 2: Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19 giờ đến 20 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em
Kết quả, với 351/442 đại biểu tán thành (chiếm 72,52%), Quốc hội đã đồng ý đưa quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em vào dự thảo luật.
Dự kiến, toàn bộ dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia sẽ được thông qua vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp (14/6).

Người phụ nữ bị hàng xóm nhét chất thải gia súc vào miệng

(Kiến Thức) - Vì mâu thuẫn đất đai, bà Nguyễn Thị T. (SN 1958, trú huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã bị 2 đối tượng hành hung, nhét chất thải gia súc vào miệng.

Ngày 3/6, liên quan đến vụ việc người phụ nữ bị nhét chất thải gia súc vào miệng, trao đổi với PV Kiến Thứcông Nguyễn Khắc Việt – Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh xác nhận có vụ việc xảy ra tại địa phương.
Theo đó, nạn nhân là bà bà Nguyễn Thị T. (SN 1958, trú tại xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn) đã bị 2 anh em ruột là Phan Văn Th. và Phan Văn Y. hành hung rồi nhét chất thải vào miệng.

Đại biểu Quốc hội ước Việt Nam có loại rượu ngon nổi tiếng thế giới

(Kiến Thức) - Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu Nguyễn Anh Trí bày tỏ mơ ước trước Quốc hội về một ngày ở Việt Nam sẽ có những loại rượu ngon nổi tiếng thế giới.

Thảo luận trước Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sáng 16/11, đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) nói rằng, để chuẩn bị dự thảo luật này, Bộ Y tế đã đeo bám suốt 8 năm qua. Đại biểu Trí cũng nhất trí phải có luật và nên sớm có vì tác hại của rượu gây ra ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng.