Quốc hội dự kiến sẽ bầu Chủ tịch nước vào tuần tới

(Kiến Thức) - Dự kiến, vào ngày 22/10, tức ngày khai mạc kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa XIV), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Chiều nay 16/10, tại phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6. Theo đó, kỳ họp dự kiến có tổng thời gian làm việc 24 ngày, khai mạc vào ngày 22/10 và bế mạc vào ngày 21/11, xem xét thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến vào 6 dự án Luật.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền.
Quoc hoi du kien se bau Chu tich nuoc vao tuan toi
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Cụ thể, chương trình dự kiến, vào ngày 22/10, tức ngày khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Trong sáng ngày 23/10, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Sau đó tiến hành bỏ phiếu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chiều cùng ngày, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước; Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước; Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Chủ tịch nước mới sẽ tuyên thệ sau khi có kết quả bầu.
Tại hội nghị Trung ương 8 vừa qua, Trung ương đã giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm.
Dự kiến, vào sáng 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.
Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn. Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn bằng bỏ phiếu kín vào chiều cùng ngày.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tờ trình về phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin -Truyền thông. Quốc hội sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông bằng bỏ phiếu kín vào sáng 24/10.
Một nội dung đáng chú ý tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc này bắt đầu từ chiều 24/10 và kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào chiều 25/10.
Theo đó, ngày 24/10, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm để Quốc hội thông qua. Nội dung này cũng được thảo luận ở Đoàn sau đó.
Sáng hôm sau, Trưởng Ban Công tác đại biểu sẽ trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm để Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín.
Chiều cùng ngày, Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để Quốc hội thông qua.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ và thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ngoài ra sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vào sáng ngày 25/10/2018 (không bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp như đề nghị của đại biểu).
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ chuẩn bị các nội dung bảo đảm yêu cầu, điều kiện đặt ra để kịp trình Quốc hội tại kỳ họp. Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, hoàn thiện một số công việc còn lại, bảo đảm phục vụ tốt cho kỳ họp.

Trung ương xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự bầu Chủ tịch nước

(Kiến Thức) -Tại Hội nghị Trung ương 8, Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Nhiều vấn đề quan trọng tại Hội nghị Trung ương 8

Con bị bệnh viêm mũi xoang có phải do di truyền từ bố mẹ?

Tôi và cô con gái 7 tuổi thường hay bị viêm mũi dẫn đến hắt hơi, chảy nước mũi, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Tình trạng tái bệnh nhiều làm gia đình chồng tôi cho rằng con bệnh do di truyền từ mẹ

Hỏi: Tôi và cô con gái 7 tuổi thường hay bị viêm mũi dẫn đến hắt hơi, chảy nước mũi, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Tình trạng viêm mũi kéo dài vài ngày dẫn đến ho nhiều, nhất là về đêm. Tình trạng ho, sổ mũi thường kéo dài cả tháng mới đỡ, dù 2 mẹ con đã chủ động thuốc thang ngay từ khi mới có biểu hiện bệnh. Tình trạng này cứ tái đi tái lại nhiều lần làm gia đình chồng tôi cho rằng con gái mũi, họng yếu là do di truyền từ mẹ. Xin hỏi bệnh viêm mũi, họng có di truyền không và có phải viêm mũi gây ho không?

'Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đủ uy tín làm Chủ tịch nước'

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đầy đủ điều kiện và uy tín làm Chủ tịch nước. Tôi tin Quốc hội sẽ bỏ phiếu tán thành", ông Lê Quang Thưởng nói.

Tối 3/10, chia sẻ về việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, ông Lê Quang Thưởng (nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương) cho rằng phương án Tổng bí thư làm Chủ tịch nước bảo đảm sự thống nhất của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tập quán quốc tế, công tác ngoại giao.