Quốc gia nào đòi được đảo nhờ Tòa xử vụ kiện biển Đông?

(Kiến Thức) - Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết, Yemen đòi lại được quần đảo Zukur-Hanish từ tay Eriteria.

Dư luận thế giới hôm nay đang dồn sự quan tâm lớn cho sự kiện Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết vụ Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc về yêu sách “đường chín đoạn” ở Biển Đông. Trên thực tế, trong lịch sử đã từng có quốc gia đòi được đảo thành công nhờ vào phán quyết của Tòa Trọng tài.
Vào năm 1995, vụ tranh chấp quần đảo Zukur-Hanish giữa Yemen và Eriteria trở thành một trong những sự kiện được quan tâm nhất trên thế giới. Theo đó, đỉnh điểm của vụ tranh chấp quần đảo ở Biển Đỏ giữa 2 nước nổ ra trong 3 ngày cuối năm 1995. Cả Yemen và Eriteria đều tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Zukur-Hanish. Cuối cùng, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã đứng ra phân xử vụ tranh chấp này.
Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp quần đảo Zukur-Hanish giữa Yemen và Eritrea đã nổ ra trong nhiều năm, trong đó nhiều nhất là vào năm 1995 nhằm giành quyền sở hữu quần đảo này.
Trước khi nổ ra vụ tranh chấp giành quyền sở hữu quần đảo này, quần đảo Zukur-Hanish được cộng đồng quốc tế coi đó là một phần lãnh thổ Yemen. Tuy nhiên, nhiều ngư dân Eritrea vẫn đánh cá xung quanh quần đảo Zukur-Hanish.
Quoc gia nao doi duoc dao nho Toa xu vu kien bien Dong?
 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã phân xử vụ tranh chấp quần đảo Zukur-Hanish giữa Yemen và Eriteria.
Một trong những dấu mốc đáng chú ý về vụ giành quyền sở hữu quần đảo này đó là vào ngày 10/8/1995. Khi đó, quân đội Eritrea thực hiện hành động đánh chiếm đảo Hanish al-Saghir. Trong bối cảnh Yemen đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để giành lại quần đảo trên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu binh sĩ Eritrea rời khỏi khu vực. Theo đó, quân đội Eritrea rời khỏi khu vực tranh chấp nhưng căng thẳng giữa hai bên vẫn tiếp tục leo thang.
Từ ngày 15 - 17/12/1995, cuộc xung đột quân sự giữa Eritrea và Yemen nổ ra tại quần đảo tranh chấp, đưa vụ việc bước lên một giai đoạn mới. Kết quả là Eritrea khống chế, nắm quyền kiểm soát toàn bộ đảo Hanish al-Kabir. Đây là 1 trong 3 đảo chính thuộc quần đảo Zukur Hanish.
Vụ tranh chấp quần đảo Zukur-Hanish giữa Yemen và Eriteria ngày càng leo thang khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Hai nước đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán để giải quyết vụ tranh chấp quần đảo Zukur-Hanish nhưng đều không đạt được kết quả. Cuối cùng, vụ tranh chấp giữa Yemen và Eriteria được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) phân xử.
Kết quả là đến năm 1998, PCA đưa ra phán quyết phần lớn quần đảo Zukur-Hanish thuộc về Yemen và Eriteria buộc phải rút lực lượng quân sự khỏi khu vực này dưới áp lực của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Eriteria có quyền đánh bắt cá quanh quần đảo và sở hữu một số đảo nhỏ gần lãnh thổ của nước này.
Video Việt Nam cử quan sát viên tham dự phiên tòa Philippines kiện TQ (nguồn: VTC):

Hỗn chiến kinh hoàng ở Tiền Giang khiến 1 người chết

Hát karaoke xong đi tính tiền, nhóm côn đồ tiện tay mở cửa phòng hát của người khác xịt hơi cay vào, gây ra cuộc hỗn chiến kinh hoàng.

Chiều 15/9, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đã tạm giữ Nguyễn Văn Vàng ( 21 tuổi) và Dương Phước Duy (21 tuổi), cùng ngụ huyện Chợ Gạo, để làm rõ vụ hỗn chiến kinh hoàng làm 1 người chết và 3 người bị thương.

Cảnh khổ "thấu trời" của gia đình chở thi thể bằng xe máy

Không có tiền thuê xe, thi thể chị Phanh được anh trai bó chiếu chở bằng xe máy từ bệnh viện về quê mai táng.

Lấy chồng năm 2008, 3 năm sau chồng chết, bỏ lại 2 mẹ con rau cháo nuôi nhau. Bi kịch chưa dừng lại. Người phụ nữ khốn khó ấy cũng ra đi vì bạo bệnh. Không có tiền thuê xe, thi thể chị Phanh được anh trai bó chiếu chở bằng xe máy từ bệnh viện về quê mai táng.
Sau khi chúng tôi đăng tải bài viết "Sự thật đau lòng sau bức ảnh nhiều người rơi lệ" phản ánh về bi kịch của một bệnh nhân có tên là P. (Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La) vì quá nghèo nên không có tiền thuê xe chuyên dụng chở thi thể mà người thân phải bó chiếu chở thi thể bằng xe máy về quê mai táng, đã nhận được nhiều sự chia sẻ của bạn đọc.