Quốc Cường Gia Lai nói gì về lùm xùm dự án Phước Kiển?

Vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã đề nghị huyện hỗ trợ. Nhưng Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, chính quyền không can thiệp.

Dự án Khu dân cư Phước Kiển (KDC) toạ lạc tại huyện Nhà Bè, TP.HCM được xem là dự án bất động sản “xương sống” của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Công ty QCGL). Được giao làm chủ đầu tư dự án nhưng gần 10 năm qua, Công ty QCGL vẫn chưa thể hoàn tất khâu đền bù, giải phóng mặt bằng vì chưa đạt sự đồng thuận với hàng trăm hộ dân.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Bùi An Hoà, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, Công ty QCGL vừa gửi văn bản đề nghị chính quyền hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án KDC Phước Kiển - Quốc Cường Gia Lai.
Trong văn bản, Công ty QCGL “trách” huyện quản lý hành chính yếu kém dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, khiến công ty gặp khó khăn trong khâu đền bù, giải toả.
Từ đó, Công ty QCGL đề nghị UBND huyện Nhà Bè lập phương án, lập hội đồng bồi thường để hỗ trợ công ty giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người dân. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn kiến nghị địa phương hỗ trợ thực hiện dự án tái định cư cho người dân thuộc diện thu hồi đất ở dự án.
Với các đề nghị nói trên, ông Bùi An Hoà cho rằng đây là dự án thương mại nên Công ty QCGL phải tự đứng ra thoả thuận giá đền bù đất với người dân, chính quyền không can thiệp.
Về tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất dự án, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè thừa nhận có và sắp tới sẽ cho kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên do đây là câu chuyện lịch sử để lại nên theo lãnh đạo huyện Nhà Bè, công ty không thể quy trách nhiệm cho địa phương.
Với đề nghị hỗ trợ thực hiện dự án tái định cư cho dân bị thu hồi đất ở dự án, lãnh đạo huyện Nhà Bè cho hay, hoàn toàn ủng hộ đề nghị này của Công ty QCGL.
Quoc Cuong Gia Lai noi gi ve lum xum du an Phuoc Kien?
 Dự án KDC Phước Kiển "treo" gần 10 năm nay khiến đời sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn.
Trao đổi với PV Infonet chiều 18/4, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty QCGL cho biết, hiện công tác giải phóng mặt bằng ở dự án KDC Phước Kiển đã thực hiện được 96%. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là tình trạng người dân lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất dự án.
“Nếu bây giờ mình làm việc với dân riết thì họ lờn, nên phải nhờ chính quyền. Chính quyền phải mời dân lên để cùng họp với mình, quán triệt nguyện vọng của dân. Bây giờ giống tự phát, người nói 1 đồng, người nói 2 đồng, người nói 10 đồng… chúng tôi không biết đường nào mà lần. Cho nên tôi thấy doanh nghiệp không có tiếng nói được nữa. Bây giờ phải kiến nghị lên trên huyện vì đây là dự án hạ tầng kỹ thuật”, bà Loan nói.
Nói về đề nghị huyện Nhà Bè hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại dự án Phước Kiển, bà Loan cho hay: “Nói đây là trách nhiệm của huyện cũng đúng, mà nói nhờ cũng đúng vì luật không rõ ràng. Bởi vì công ty được chấp thuận đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật, chứ chưa phải là dự án phát triển đô thị. Mà dự án hạ tầng kỹ thuật thì theo luật, chính quyền phải đền bù và giao đất cho mình làm (!?)”.
Trước câu hỏi dự án hạ tầng này có phục vụ cho dự án KDC Phước Kiển hay không, nữ Chủ tịch HĐQT Công ty QCGL cho biết, dự án này vừa phục vụ hạ tầng giao thông của Nhà nước vừa phục vụ cho dự án thương mại của công ty.
“Đúng ra trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng là của mình, nhưng ngược lại, việc để cho dân lấn chiếm tự phát là trách nhiệm của chính quyền, vì họ quản lý không chặt. Có hơn 80 căn nhà, trong đó công ty đã giải phóng được khoảng 20 căn rồi. Hầu hết các hộ dân còn lại không có quyền sử dụng đất, họ tự phát cất nhà, mua bán giấy tay… Đó là trách nhiệm của huyện”, bà Loan nói.
Về mức đền bù với người dân có đất thuộc phạm vi dự án, bà Loan cho biết đã đền bù cho 20 hộ dân trước đó mức giá 10 triệu đồng/m2. Tuỳ theo hoàn cảnh công ty có hỗ trợ riêng. Nhìn chung, giá đất nông nghiệp công ty đền bù là 10 triệu đồng/m2.
“Những hộ có sổ hợp pháp, họ đòi mười mấy tới hai chục triệu đồng mỗi mét vuông. Nếu chiếu theo giá này công ty đền không nổi. Nói chung họ đòi vô chừng, họ nói bằng miệng mà không có giấy tờ gì chứng minh. Những dự án lân cận người ta đền 3 – 4 triệu đồng/m2. Nếu họ đòi cao quá thì mình bỏ đất đó ra, không lấy nữa”, Chủ tịch HĐQT Công ty QCGL nói.
Tuy nhiên, khi trao đổi với PV Infonet, nhiều hộ dân đang sinh sống tại dự án KDC Phước Kiển cho rằng giá đền bù Công ty QCGL đưa ra thấp hơn nhiều so với giá đất thị trường, việc đền bù cũng không đồng đều. Sự việc kéo dài nhiều năm khiến cho nhiều người "đi không được mà ở cũng không xong".

Kỳ thú Hạc đứng trên lưng Rùa y như linh vật chốn đình, chùa

Thú vị làm sao hình ảnh hạc bằng xương bằng thịt đứng trên lưng rùa y như linh vật chốn đình, chùa…

Ky thu Hac dung tren lung Rua y nhu linh vat chon dinh, chua
 Quang cảnh Phước Kiển Tự - Nơi có loài sen khổng lồ và câu chuyện tình bạn kỳ lạ giữa rùa và hạc. Ảnh: Đăng Trình.
Ngôi chùa đặc biệt có tên Phước Kiển Tự, tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) do Sư ông Thích Huệ Từ, 79 tuổi trụ trì. Đã nhiều thập kỷ qua những câu chuyện kỳ thú về loài sen khổng lồ lá như thuyền thúng, chuyện về đôi rùa (quy) trăm tuổi, chuyện tình bạn cao quý giữa con rùa thông minh và hạc hiểu tiếng người thu hút người hiếu kỳ khắp nơi lặn lội tìm về…

Golden River Residence mở bán sai phép: CĐT Cát Tường là ai?

(Kiến Thức) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Cát Tường Group) - chủ đầu tư dự án Golden River Residence (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) - được thành lập vào tháng 11/2017 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng.

Dự án Golden River Residence (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Cát Tường Group) làm chủ đầu tư đã bị Sở Xây dựng tỉnh Long An "tuýt còi" do không có tên trong hồ sơ phê duyệt quy hoạch 1/500 của tỉnh mà vẫn mở bán rầm rộ.

Sự vụ này đang được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi nếu hành vi trên của Cát Tường được chứng minh là sai phạm thì rất có thể nhiều khách hàng đã bị liên đới khi đặt mua dự án Golden River Residence của Cát Tường. Nhiều người đặt câu hỏi: Thân thế, năng lực của Cát Tường Group thế nào mà có thể tự "vẽ" ra quy hoạch và ra sổ cho hàng trăm nền đất?

Để làm rõ những thông tin về Cát Tường Group, Kiến Thức đã truy cập vào website http://www.cattuonggroup.com.vn. Theo giới thiệu, Công ty CP Tập đoàn địa ốc Cát Tường Group là tiền thân của Công ty CP địa ốc Cát Tường Đức Hòa, được thành lập vào ngày 15/7/2011 (tại 789 Ấp Mới 1, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) với vốn pháp định 6 tỷ đồng, vốn điều lệ 50 tỷ đồng.

Đội ngũ cán bộ nhân viên trên 25 thành viên. Văn phòng đại diện đầu tiên ở địa chỉ Số 50 A, Đường Nguyễn Văn Bứa, Ấp 6, Xã X.T.T, Huyện Hóc Môn. Đơn vị phân phối chính thức dự án Mỹ Hạnh Hoàng Gia.

Tháng 3/012 thành lập Văn phòng đại diện thứ hai. Số 7, Đường DC2, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú. vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ nhân viên trên 60 thành viên.

Ảnh chụp màn hình: website http://www.cattuonggroup.com.vn .
Ảnh chụp màn hình: website http://www.cattuonggroup.com.vn .

Tháng 6/2012 thành lập sàn giao dịch 1 Cát Tường Lê Trọng Tấn, trụ ở tại 145A đường số 16, phường Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình, TP HCM.

9/2012 thành lập sàn giao dịch 2 Cát Tường Thảo Nguyên, địa chỉ tạo Ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

12/2013, thành lập sàn giao dịch 3 Cát Tường Mỹ Hạnh, địa chỉ tại Cổng KCN Xuyên Á, tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Năm 2014, thành lập các công ty thành viên Công ty CP Đại ốc Mỹ Hạnh Đức Hòa. Trong đó, thành lập sàn giao dịch 4 Cát Tường Phúc Nguyên vào tháng 2/2014 tại 18 Xuân Diệu, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM; còn sàn giao dịch 5 Cát Tường Hoàng Gia được thành lập vào tháng 3/2014 tại địa chỉ 201 Ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Năm 2015, đơn vị này tiếp tục thành lập các sàn giao dịch 6 Cát Tường Tân Sơn Nhất (2/2015) tại 808 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình; sàn giao dịch 7 Cát Tường Phan Văn Hớn (3/2015) tại 141 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12; sàn giao dịch 8 Cát Tường An Sương (5/2015) tại 590 Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12; sàn giao dịch 9 Cát Tường Hoàng Văn Thụ (9/2015) tại 329 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM.

Năm 2016, doanh nghiệp này tiếp tục thành lập sàn giao dịch 10 Cát Tường Vững An (2/2016) chỉ tại Lầu 2, tòa nhà Kim Tâm Hải, 27 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12 và sàn giao dịch 11 Cát Tường Bảy Hiền (12/2016) tại 1A1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân bình, TP HCM.

Ngày 10/1/2017, thành lập Công ty CP Tập đoàn địa ốc Cát Tường Group – đây chính là công ty tiền thân của CP địa ốc Cát Tường Đức Hòa.

Cũng trong năm 2017 này, Cát Tường Group lại thành lập các sàn giao dịch 12 Cát Tường Tín Nghĩa (1/2017) tại 012 Lô C, chung cư Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú; sàn giao dịch 13 Cát Tường Cộng Hòa (2/2017) tại 622 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình; sàn giao dịch 14 Cát Tường Tây Sài Gòn tại 272A Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông, quận Tân Bình và sàn giao dịch 15 Cát Tường Cầu Lớn (26A4 Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn) được thành lập vào tháng 3/2017); và sàn giao dịch 16 Cát Tường Hưng Thịnh (Số 7, đường DC2, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM) thành lập vào ngày 5/5/2017.

Năm 2018, thành lập sàn giao dịch 18 Cát Tường Hoàng Việt (22/1) và sàn giao dịch 19 Cát Tường Hoàng Phát (329 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM).

Cũng theo thông tin giới thiệu trên website này, Cát Tường Group sở hữu hơn 700 nhân viên chính thức, 20 sàn giao địch hoạt động tại khu vực tỉnh Long An & TP.HCM, 2 công ty thành viên gồm Công ty CP Địa Ốc Mỹ Hạnh Đức Hòa và Công ty CP Địa ốc Cát Tường Thảo Nguyên. Hai công ty này hoạt động trong các lĩnh vực: Đầu tư, kinh doanh, phân phói và tiếp thị các sản phẩm bát động sản, cung cáp giải pháp tài chính, tư ván, thiết kế và cung cáp VLXD…

Ngoài dự án Golden River Residence, Cát Tường Group còn sở hữu hàng loạt các dự án khác như: Cát Tường Central mall, Riverview City, Cát Tường Phúc Sinh, Thủ Thừa Phú Thanh, Cát Tường Phúc Nguyên, Cát Tường Phú Nam, Cát Tường Phú Thạnh.

Thông tin trên Dân Việt cho biết, trong buổi họp báo quý I/2018 của tỉnh Long An vào chiều 12/4, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án chưa được cấp phép đã xây dựng hạ tầng, rao bán, quảng cáo, nhất là các dự án nằm ở vùng ven giáp với TP.HCM. Trong đó, dự án Golden River Residence của Cát Tường Group được chỉ đích danh.

Tong khi đó, trao đổi trên VTC News vào ngày 16/4, ông Võ Văn Cấp, Chánh Văn phòng UBND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An cho biết, trên địa bàn huyện không có dự án nào tên là Golden River Residence.

Thót tim đi qua những cây cầu “răng rụng” ở TPHCM

Sau vụ sập cầu Long Kiển đêm qua, chắc hẳn người dân TPHCM sẽ không khỏi lo lắng mỗi khi phải di chuyển qua các cây cũ kiểu khung sắt đã hoen gỉ, bong tróc và rung bần bật nếu xe chạy qua.

Trở lại hiện trường vụ sập cầu Long Kiển (xã Long Kiển, huyện Nhà Bè) chiều 20/1, phóng viên chứng kiến cảnh đổ nát, ngổn ngang, những giàn thép lớn bị đứt, gãy trơ khung
 Trở lại hiện trường vụ sập cầu Long Kiển (xã Long Kiển, huyện Nhà Bè) chiều 20/1, phóng viên chứng kiến cảnh đổ nát, ngổn ngang, những giàn thép lớn bị đứt, gãy trơ khung