Quảng Ninh dừng văn bản yêu cầu người đến tỉnh phải có xét nghiệm RT-PCR

Từ 11h ngày 14/10, Quảng Ninh không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Ngày 14/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã ký ban hành Quyết định số 7266 về việc thực hiện Quyết định số 4800 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, ngày 12/10, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Văn bản số 7217 hướng dẫn tạm thời thực hiện một số giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10 của Chính phủ.
Quang Ninh dung van ban yeu cau nguoi den tinh phai co xet nghiem RT-PCR
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tại Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 cầu Bạch Đằng. 
Cùng ngày, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Do đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện theo Quyết định số 4800 của Bộ Y tế, Quyết định số 1777 ngày 10/10 của Bộ GTVT và các quy định khác có liên quan do các bộ, ban, ngành chức năng hướng dẫn theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Đồng thời, dừng triển khai Văn bản số 7217/UBND-DL1 ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh từ 11h00 ngày 14/10/2021.
UBND tỉnh Quảng Ninh cũng vừa có văn bản thực hiện quyết định mới nhất của Bộ Y tế từ 11h ngày 14/10/2021.
Theo đó, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Tối 10/10, GTVT ban hành Quyết định số 1777 quy định thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ, áp dụng từ ngày 13 đến 20/10/2021. Sau thời gian thí điểm, Bộ GTVT sẽ đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế giai đoạn tiếp theo.
Quy định này chỉ áp dụng với hoạt động vận tải khách liên tỉnh tuyến cố định bằng ô tô có điểm đi hoặc đến nằm trong vùng nguy cơ dịch bệnh rất cao, hoặc nguy cơ cao đi/đến địa phương nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn và ngược lại. Với các địa phương có nguy cơ, hoặc địa phương bình thường mới, tổ chức hoạt động vận tải bình thường như khi chưa bùng phát dịch.
Theo đó, hành khách khi đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương.
Hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên ô tô. Đồng thời, phải tuân thủ thông điệp 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương, khu vực có nguy cơ cao hơn, ngoài việc phải tuân thủ 5K, khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế, phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên ô tô và thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch của Bộ Y tế và từng địa phương nơi đến.
Ngoài ra, hành khách phải kê khai thông tin vào danh sách hành khách đi xe theo hướng dẫn của lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe. Khi ở trên phương tiện, hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc. Trong quá trình di chuyển từ bến xe, điểm đón, trả khách về nơi cư trú, lưu trú, hành khách phải tuân thủ thông điệp 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người.
Chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú. Khi kết thúc chuyến đi, hành khách phải tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định của Bộ Y tế và cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương...
Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19:

Nguồn: VTV 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mở cửa trường học tại những nơi an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thực hiện thống nhất trên toàn quốc, các địa phương không cát cứ, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu lộ trình mua và tiêm vắc xin cho trẻ em

Hành trình phá án: Mưu sát chị họ bằng trà sữa, để “cướp” anh rể

"Thèm" anh rể, em gái đã lên kế hoạch mưu sát chị họ bằng trà sữa chứa Xyanua gây xôn xao dư luận. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Muu sat chi ho bang tra sua, de “cuop” anh re
 Ngày 3/12/2019, Công an TP Thái Bình nhận được tin báo của Công an xã Vũ Chính về việc một điều dưỡng viên Bệnh viện Phổi Thái Bình đột tử tại nơi làm việc.
Hanh trinh pha an: Muu sat chi ho bang tra sua, de “cuop” anh re-Hinh-2

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Công an Thành phố phối hợp Viện kiểm sát nhân dân Thành phố khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh. Thời điểm này nạn nhân đã được đưa về gia đình khâm liệm. Quá trình xác minh, đến ngày 25/12/2019 thấy có dấu hiệu của tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Bình đã ra Quyết định Khởi tố vụ án "Giết người'. 

TP.HCM xem xét hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp sau 30/9

Trong quá trình bàn bạc, chuẩn bị cho những kế hoạch sau ngày 30/9, TP.HCM sẽ xem xét, tính toán để có giải pháp hỗ trợ do doanh nghiệp trong vấn đề xét nghiệm COVID-19.

Tại họp báo chiều ngày 22/9, Zing đặt vấn đề về tình trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp phản ánh chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động đang là gánh nặng rất lớn. Các đơn vị mong muốn, thành phố có kế hoạch hỗ trợ hoặc biện pháp giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí.

Trả lời vấn đề này, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết trước khi xảy ra dịch bệnh, thành phố ước tính có khoảng 300.000 doanh nghiệp. "Các đơn vị này có vai trò rất lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm, của cải vật chất và đóng ngân sách lớn vào ngân sách của thành phố", ông nhìn nhận.