Quảng Nam: Trực thăng thả lương thực tiếp tế người dân xã Phước Lộc

Sư đoàn Không quân 372 sử dụng máy bay Mi 171 thuộc Trung đoàn 930 chở theo lương thực, thực phẩm thiết yếu và thả xuống cho người dân sau nhiều ngày cạn kiệt lương thực, thực phẩm.

Quang Nam: Truc thang tha luong thuc tiep te nguoi dan xa Phuoc Loc
Máy bay trực thăng đã được điều động tham gia cứu hộ, cứu nạn. Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN) 
Sáng 1/11, người dân xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã nhận được lương thực, thực phẩm tiếp tế từ chuyến bay đầu tiên của Sư đoàn Không quân 372.
Sư đoàn Không quân 372 sử dụng máy bay Mi 171 thuộc Trung đoàn 930 chở theo lương thực, thực phẩm thiết yếu và thả xuống cho người dân sau nhiều ngày cạn kiệt lương thực, thực phẩm.
Tại xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, người dân cũng đã nhận được lương thực do hơn 300 người dân ở xã Phước Kim cắt rừng, gùi hàng vào. 
Do bị sạt lở núi, giao thông bị chia cắt hoàn toàn, khoảng 3.000 người tại hai xã Phước Lộc và Phước Thành của huyện Phước Sơn, bị cô lập từ ngày 28/10 đến nay.
Sau nhiều bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài và cạn kiện lương thực do bị lũ cuốn trôi, người dân ở hai xã Phước Thành và Phước Lộc, huyện Phước Sơm, tỉnh Quảng Nam đã nhận được lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Hiện công tác vận chuyển lương thực, thực phẩm vẫn đang được tiếp tục thực hiện một cách khẩn trương./.

Quảng Ngãi: Bão số 9 thiệt hại 4.500 tỷ, đề nghị trung ương hỗ trợ

(Kiến Thức) - Quảng Ngãi bị sập, tốc mái, hư hỏng, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, hoa màu bị thiệt hại nặng, ước tính thiệt hại gần 4.480 tỷ đồng do bão số 9. Tỉnh này đề nghị trung ương hỗ trợ 110 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 9.

Sáng 1/11, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua thống kê, cơn bão số 9 đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh, ước tính 4.480 tỷ đồng. Tỉnh đang khẩn trương huy động tổng lực khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, thiệt hại nặng nhất là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, các công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân, công trình công cộng thiết yếu, các tuyến đê biển, sông bảo vệ các khu dân cư.

Học sinh đau đớn mất nhà, người thân do sạt lở đất ở Quảng Nam

(Kiến Thức) - Sạt lở đất tại Quảng Nam không chỉ khiến hàng chục người chết, nhà cửa bị chôn vùi mà có khiến nhiều nam sinh, nữ sinh vào cảnh tột cùng đớn đau khi mất những người thân, tương lai mịt mờ phía trước.

Hoc sinh dau don mat nha, nguoi than do sat lo dat o Quang Nam
 Trận sạt lở đất kinh hoàng trưa ngày 28/10 tại thôn 3 xã Phước Lộc khiến 5 người chết, 8 người hiện đang mất tích đã biến nam sinh Hồ Văn Lan, học sinh lớp 10/2, trường THPT Dân tộc nội trú Phước Sơn thành trẻ mồ côi.
Hoc sinh dau don mat nha, nguoi than do sat lo dat o Quang Nam-Hinh-2

Bố Hồ Văn Lan mất 6 năm về trước. Trận sạt lở đất vừa qua tại Phước Lộc đã cướp đi bà ngoại, mẹ và em gái của Lan khi họ ở trong ngôi nhà nhỏ bị vùi lấp do đất đá. Không còn nhà để về, ngoài nỗi đau mất người thân, tương lai của cậu học trò nghèo trở lên mịt mờ phía trước. Ảnh: Báo Quảng Nam.

Chi tiền hỗ trợ dân rồi thu lại: Cán bộ Quảng Nam trần tình

Trả lời VTC News về việc hàng trăm hộ chăn nuôi ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhận tiền hỗ trợ tại UBND xã rồi ngay sau đó bị tổ thú y thu lại toàn bộ, bà Nguyễn Thị Đó - Trưởng thú y xã khẳng định, việc này hoàn toàn đúng theo nội dung cam kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thú y.

Chi tien ho tro dan roi thu lai: Can bo Quang Nam tran tinh
UBND xã Duy Sơn. 

Theo bà Đó, đầu năm 2019, Duy Sơn là một trong 2 xã của huyện Duy Xuyên được nhận gói hỗ trợ dành cho các hộ chăn nuôi. Ngay khi tiếp nhận đề án của tỉnh, UBND xã Duy Sơn ra quyết định thành lập tổ thú y và phân công bà Đó làm tổ trưởng.

"Ngoài tôi ra thì tổ thú y xã còn có 4 thú y viên. Mỗi thú y viên phụ trách 2 thôn, có trách nhiệm khảo sát các hộ chăn nuôi và lên thống kê số lượng trâu, bò, lợn. Sau đó, tổ thú y soạn hợp đồng cam kết với chủ hộ chăn nuôi về việc tiêm vaccine trọn gói", bà Đó nói và giải thích thêm, trong năm 2019, tổ thú y tiêm 2 đợt vaccine lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho gia súc của 516 hộ trong xã.

Toàn bộ chi phí đều do tổ thú y ứng ra để triển khai, dự kiến sẽ thu hồi khi các hộ chăn nuôi nhận được hỗ trợ từ tỉnh.

Chi tien ho tro dan roi thu lai: Can bo Quang Nam tran tinh-Hinh-2
 Theo bà Đó, chính nội dung không đầy đủ của giấy mời là nguyên do khiến các hộ chăn nuôi hiểu lầm.

Về nguyên do khiến người dân không đồng tình nộp lại toàn bộ số tiền sau khi ký nhận hỗ trợ, bà Đó lý giải: "Nội dung giấy mời mà UBND xã gửi đến các hộ chăn nuôi chỉ đề cập tới việc bà con được nhận hỗ trợ, tuyệt nhiên không có yêu cầu người chăn nuôi hoàn trả toàn bộ số tiền đó cho tổ thú y. Hiện tổ thú y chỉ mới thu hồi hơn 7 triệu đồng từ 44 hộ, nhiều hộ hôm trước ký nhận hỗ trợ từ kế toán xã nhưng nhất quyết không bàn giao. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức họp dân để giải thích mọi việc rõ ràng".

Như VTC News phản ánh, ngày 12/5 vừa qua, UBND xã Duy Sơn gửi giấy mời các hộ chăn nuôi đến nhận tiền hỗ trợ khi tham gia dịch vụ thú y trọn gói năm 2019. Sau khi đặt bút ký và cầm tiền, người dân ngỡ ngàng khi bị yêu cầu trả lại.

Chị Phan Thị Hoa (thôn Trà Kiệu Tây) kể: “Năm ngoái, gia đình tôi nuôi 4 con lợn nên xã chi hỗ trợ 80 nghìn đồng (20 nghìn đồng/con). Thế nhưng, ngay khi nhận tiền xong ở bàn kế toán xã thì tôi được yêu cầu bàn giao toàn bộ số tiền cho tổ thú y”.

Chi tien ho tro dan roi thu lai: Can bo Quang Nam tran tinh-Hinh-3
 Ông Hòa vẫn giữ 40 nghìn đồng và nhất quyết không chịu bàn giao cho tổ thú y.

Cũng nhận được yêu cầu tương tự nhưng ông Trần Hòa (thôn Trà Kiệu Tây) nhất quyết không trả.

Ông Hòa nói: “Khi chúng tôi thắc mắc hà cớ gì Nhà nước hỗ trợ dân mà bị thu lại thì bên thú y bảo rằng đó là tiền dân phải trả chi phí suốt 1 năm tổ thú y phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho gia súc. Điều hết sức vô lý là giữa dân và đội ngũ thú y không hề có giao kèo nào cả. Thậm chí, lực lượng thú y đi làm những công việc trên đều được mỗi hộ bồi dưỡng 5-10 nghìn đồng”.

Ngoài nỗi bức xúc vì bị thu hồi toàn bộ số tiền vừa nhận, hàng trăm hộ chăn nuôi khác ở xã Duy Sơn còn bày tỏ sự hoài nghi về việc chi hỗ trợ chậm trễ của UBND xã. Theo họ, cũng thuộc diện được hỗ trợ như xã Duy Sơn nhưng các hộ chăn nuôi ở xã Duy Trung nhận tiền từ cuối năm 2019.

Về vấn đề này, ông Trần Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn - giải thích, do dịch bệnh COVID-19 nên xã không thể triển khai sớm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn – Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên – xác nhận, huyện có nắm bắt sự việc và Phòng Tài chính huyện sẽ rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan đến hỗ trợ hộ chăn nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại xã Duy Sơn.