Quan tham bị phán tội chết, hét lớn một câu, liền được miễn chết

Trong triều đại Khang Hi, Nạp Lan Minh Châu là người được tôn vinh và sủng ái nhất, "cai trị thiên hạ". Nhưng một chức quan quan trọng khác là Sách Ngạch Đồ cũng ngang ngửa với ông, và xuất thân của ông là quý tộc.

Nạp Lan Minh Châu họ Nạp Lan hay còn gọi là Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, tự Đoan Phạm. Ông có nền tảng gia tộc hiển hách, có quan hệ thân thích với hoàng gia. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Tổng quản Phủ Nội vụ, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Tả đô ngự sử Đô sát viện, Đại học sĩ Võ Anh Điện của nhà Thanh, thời Khang Hi.Năm thứ 33 (1694), ông được phong hàm Thái tử Thái bảo, tập tước Nhất đẳng Công, uy vọng của ông lúc bấy giờ có thể nói là cao trong triều.
Quan tham bi phan toi chet, het lon mot cau, lien duoc mien chet

Ảnh minh họa.

Dưới thời Khang Hi, ông và Sách Ngạch Đồ đều có xuất thân cao quý từ Mãn Châu Chính Hoàng kỳ và uy vọng gia tộc của cả hai người cũng vô cùng hiển hách, nên ông và Sách Ngạch Đồ thường hay tranh đấu trong triều. Vì thế Sách Ngạch Đồ và Nạp Lan Minh Châu có vị thế ngang bằng nhau, chèn ép lẫn nhau, người dân Bắc Kinh vì thế đã cho ra đời câu ca dao: "Trời muốn bình, giết Lão Minh; trời muốn an, giết Sách Tam". Sử sách ghi rằng ông ngoài mặt là người khiêm tốn, nhưng lại lợi dụng sự tín nhiệm của Khang Hi Đế mà độc tài triều chính, tham tài nhận hối lộ, bán quan bán tước.

Quan tham bi phan toi chet, het lon mot cau, lien duoc mien chet-Hinh-2

Năm thứ 40 (1701), ông bị Lý Quang Địa vạch tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, Hoàng đế Khang Hi nhận được mật tấu của Trực lệ tuần phủ ở Thành Long, trong đó có một câu “các quan đã bị Nạp Lan Minh Châu và Dư Quốc Trụ mua xong rồi”. Để phòng trừ bạo loạn của cả phe cánh Nạp Lan Minh Châu, Hoàng đế Khang Hi chỉ cho bắt ông ta, xem như không liên quan những người khác. Sau đó, ông bị bắt và bị giam trong ngục.

Ở trong ngục, vị quan này đã nhanh chóng nghĩ một cách mạo hiểm để cứu lấy mạng mình. Lúc này, người có thể cứu ông chính là kẻ thù chính trị của mình - Sách Ngạch Đồ.

Một hôm, Nạp Lan Minh Châu ở trong ngục la lớn là muốn gặp Hoàng đế, còn nói là mình đã kéo bè kết cánh, mưu đồ tạo phản. Hoàng đế Khang Hi nghe xong, hiểu ra ngay dụng ý của Nạp Lan Minh Châu là “thú nhận” sự thật. Đây cũng là điều mà Khang Hi đã nghĩ đến và lo ngại ngay ngay từ khi cho bắt Nạp Lan Minh Châu. Mưu phản là trọng tội, không phải việc mà một hai người có thể làm được. Tội này điều tra ra, tất sẽ liên đới rất nhiều người. Trong khi phe cánh Nạp Lan Minh Châu chắc chắn sẽ bảo vệ ông ta. Như vậy khác nào ép toàn bộ họ vào thế đối đầu với Hoàng đế.

Quan tham bi phan toi chet, het lon mot cau, lien duoc mien chet-Hinh-3

Mặt khác, nếu diệt trừ Minh Châu cùng phe cánh của ông ta, thì phe cánh của Sách Ngạch Đồ lại trở thành “độc chiếm đại cục”. Mà Hoàng đế không hề muốn điều này. Trong khi đó, nhóm Sách Ngạch Đồ thì cho rằng Nạp Lan Minh Châu đang bị giam chịu tội là cơ hội vàng nghìn năm có một, để một lần xóa sổ Nạp Lan Minh Châu cùng phe cánh. Thế là lần lượt từng người một trình tấu tố cáo Nạp Lan Minh Châu.

Có lẽ Hoàng đế Khang Hi đã nhận ra điều đó và thấy chỉ còn cách tha tội chết, trả tự do và phục chức cho Nạp Lan Minh Châu. Tuy sau đó có được phục chức nhưng ông ta cũng không còn được Khang Hi trọng dụng.

Công chúa bị chồng đá chết và màn trả thù tàn khốc của Khang Hi

Cát Nhĩ Tang bị tước bỏ chức vị và bắt giam, trở thành người duy nhất trong số 9 phò mã của Khang Hi chết trong ngục. Người trong gia tộc hắn cũng bị liên lụy.

Trong thời Trung Hoa cổ đại, một số vị vua có thể sẽ phải chứng kiến cảnh con gái mình bị ép gả sang xứ lạ, không thể cứu vãn được vì tình hình hiện tại và quyền lực chính trị. Sau khi gả con gái, những phò mã có thể thể hiện hành vi bạo lực với vợ, đối xử bạo lực với những người phụ nữ đức hạnh và thậm chí kết liễu đời người phụ nữ của mình bằng những biện pháp tàn nhẫn. Ngay cả một số công chúa cũng không tránh khỏi bi kịch này.

Con gái thứ năm của vua Khang Hi là Hòa Thạc Đoan Tĩnh công chúa, có mẹ là Quý nhân Triệu Giai thi. Đoan Tĩnh công chúa từ nhỏ đã xinh xắn đáng yêu, thông minh lanh lợi. Lớn lên không chỉ tinh thông thơ văn mà còn biết cả cưỡi ngựa bắn cung.

Long bào trong mộ hé lộ cuộc đời công chúa được Khang Hy sủng ái

Năm 1972, lăng mộ của con gái Khang Hy được khai quật ở Nội Mông, cô mặc long bào suốt 240 năm không mục nát, đồ tang giá trị hơn 100 triệu.

Trong xã hội phong kiến, sự phân biệt nam nữ luôn rất rõ ràng, điều này không chỉ xảy ra với những gia đình bình thường, mà đặc biệt đúng với những gia đình hoàng tộc có quyền thừa kế ngai vàng.

Trong hoàng thất, hoàng đế là người được coi trọng nhất, từ long ghế, đến long bào, các loại hoa văn rồng, đây đều là những biểu tượng cao quý nhất, đều là độc quyền của hoàng đế.