Quan hệ Nga-Mỹ có vẻ “tan băng”

(Kiến Thức) - Quan hệ Nga-Mỹ có vẻ “tan băng” sau cuộc họp kéo dài bốn tiếng đồng hồ giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov.

Theo Sputnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hội đàm kéo dài với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong bầu không khí cởi mở, mang tính công việc và khá thân thiện.
Quan he Nga-My co ve “tan bang”
 Tổng thống Putin đã thảo luận với Ngoại trưởng Kerry những vấn đề chủ chốt của thế giới, trong đó tập trung vào vấn đề Ukraine.
Tổng thống Putin đã thảo luận với Ngoại trưởng Kerry những vấn đề chủ chốt của thế giới, trong đó tập trung vào vấn đề Ukraine. Chủ đề Ukraine đã được thảo luận rất chi tiết, bao gồm nhiều phương án để Mỹ và Nga làm việc với nhau chặt chẽ ở  cấp độ song phương.
Trong cuộc đàm phán, phía Nga nhấn mạnh việc thực thi đầy đủ 100% các Thỏa thuận Minsk. Hai bên cũng thảo luận vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Ngoài ra, hai bên cũng đã trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề quan trọng trên thế giới: Trung Đông, Iran, Syria, Nhà nước Hồi giáo IS.
Cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kéo dài bốn tiếng đồng hồ.
Trả lời câu hỏi về diễn biến hội đàm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: "Tuyệt vời".
Trước cuộc đàm phán, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: “"Các vấn đề thảo luận liên quan đến tình hình trên thế giới theo nghĩa rộng và mối quan hệ Nga-Mỹ cùng với tất cả những yếu tố có vấn đề của quan hệ này. Sẽ có thời gian để có thể xét một cách hệ thống và sâu sắc từng điểm một toàn bộ chương trình nghị sự cực kỳ phức tạp và nặng nề mà hiện nay chưa được cải thiện".
Đài TNHK dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói rằng  cuộc họp giữa Ngoại trưởng Kerry với Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov có mục đích chuyển đổi trọng tâm sang đối thoại chính trị và giữ cho các kênh liên lạc được rộng mở. Bà Marie Harf nói: “Chúng tôi cho rằng cần phải quay lại với tiến trình ngoại giao, vì trong vài tháng qua chúng tôi thấy có rất ít sự chuyển động ở đó”.
Theo Phát ngôn viên Marie Harf, đôi bên sẽ thảo luận về bạo động gia tăng ở Syria, thời hạn chót để đạt thoả thuận hạt nhân với Iran và căng thẳng phương Tây-Nga liên quan đến miền đông Ukraine.
Ông Stephen Sestanovich, cựu đại sứ lưu động tại Liên Xô và là một nhà nghiên cứu cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận xét:  "Ngoại trưởng Kerry đến đó (Sochi) với ý định có được những cuộc thảo luận mang lại nhiều kết quả, nhưng có rất nhiều sự hoài nghi về khả năng có những sự biến chuyển mới và đạt được thoả thuận thật sự đối với vấn đề gây tranh chấp nhiều nhất”. Ông Sestanovich cho rằng Ngoại trưởng Kerry có thể gây sức ép đối với Nga về vấn đề Syria nhiều hơn so với trước đây, bởi vì trong thời gian gần đây Mỹ đã gia tăng sự hỗ trợ cho các nhóm đang chiến đấu chống lại các phần tử cực đoan ở Syria và đang ra sức xây dựng một liên minh gồm nhiều nước để trợ giúp nỗ lực này.

Pháp “tiến thoái lưỡng nan” trong vụ tàu đổ độ Mistral

Hai tàu đổ bộ Mistral đóng cho Nga hiện đang đẩy Chính phủ Pháp vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan": bán không được mà giữ lại cũng chẳng xong.

Nga ngăn chặn khả năng Pháp bán Mistral

"Cô lập Nga là điều không thể"

(Kiến Thức) - Người phát ngôn của Hạ viện Nga Sergey Naryshkin trong một buổi trò chuyện trên kênh truyền hình Rossiya 24 nói rằng: "Cô lập nước Nga là điều không thể".

Việc cô lập nền kinh tế của Nga là điều không thể.“Họ dường như có vấn đề về địa lý, và họ nghĩ rằng thế giới chỉ có Mỹ và các nước vệ tinh xung quanh nó”, Người phát ngôn của Hạ viện Nga Sergey Naryshkin nói và nhấn mạnh rằng chỉ riêng nhóm các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã chiếm tới 42% dân số toàn thế giới và 27% tổng nền kinh tế thế giới.

Người phát ngôn của Hạ viện Nga ông Sergey Naryshkin
 Người phát ngôn của Hạ viện Nga ông Sergey Naryshkin
  Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết nước Nga đã bị cô lập, và nền kinh tế đang trong tình trạng bi đát.

Chính sách dân quân biển TQ: "Lợi bất cập hại"

(Kiến Thức) - Theo học giả Zhang Hongzhou, chính sách “dân quân biển” của Trung Quốc là "lợi bất cập hại", trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Zhang Hongzhou là một nhà nghiên cứu cộng tác của Chương trình Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng trực thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Chinh sach dan quan bien TQ:
Ngư dân Trung Quốc: Lực lượng xung kích trong tranh chấp biển đảo?
Trong một bài đăng trên tạp The Diplomat, học giả Zhang Hongzhou viết: Có lẽ hơi cường điệu khi một số nhà bình luận nói rằng Trung Quốc đang tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân" trên biển. Nhưng người ta cũng không thể phủ nhận việc chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp tăng cường vai trò của ngành công nghiệp đánh bắt cá trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải của nước này ở các vùng biển tranh chấp.