Quân đội Indonesia quan tâm đặc biệt tới “xe tăng bay” của Nga

Nếu được bổ sung xe tăng lội nước 2S25M Sprut-SDM1, sức mạnh của Quân đội Indonesia sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Thông tin Quân đội Indonesia đang có kế hoạch mua Sprut-SDM1 được Giám đốc nhà máy sản xuất xe thiết giáp Kurganmashzavod của Nga, ông Pyotr Tyukov khẳng định trên kênh truyền hình Zvezda TV. Dù không tiết lộ số lượng cụ thể, song ông Tyukov khẳng định, hợp đồng với Jakarta sẽ sớm được ký kết.
Được giới thiệu từ triển lãm Army 2015 tại Nga, Sprut-SDM1 là phiên bản mới nhất của dòng Sprut-SD, được đặt trên khung gầm xe thiết giáp BMD-4M. So với đời đầu, Sprut-SDM1 được nâng cấp đáng kể về hỏa lực và hệ thống điều khiển hỏa lực. Quá trình thử nghiệm cấp Nhà nước của xe Sprut-SDM1 dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Quan doi Indonesia quan tam dac biet toi “xe tang bay” cua Nga
Pháo tự hành chống tăng 2S25M Sprut-SDM1. Ảnh: Vitaly Kuzmint.
Là phương tiện đổ bộ hạng nhẹ duy nhất (trọng lượng 18 tấn) có hỏa lực tương đương những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, Sprut-SDM1 trang bị pháo chính nòng trơn cỡ 125mm 2A75M. Xạ thủ được trang bị thiết bị ảnh nhiệt, hệ thống theo dõi mục tiêu tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số đa kênh Sosna-U cho phép tác chiến bất kể ngày/đêm và thậm chí tấn công cả trực thăng, máy bay không người lái bay thấp.
Pháo chính có thể sử dụng hầu hết các loại đạn chống tăng, đạn chống bộ binh. Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau. Đặc biệt, pháo còn bắn cả đạn tên lửa chống tăng với tầm bắn hiệu quả khoảng 6km, giúp xe có khả năng tấn công bên ngoài tầm bắn của xe tăng đối phương.
Ngoài ra, xe còn được hỗ trợ bởi súng máy đồng trục PKTM 7,62mm và một súng máy khác gắn trên bệ vũ khí điều khiển tự động, cùng cụm phóng lựu đạn khói 902V Tucha ở hai bên tháp pháo để đối phó với vũ khí chống tăng dẫn đường của đối phương. Tính năng cơ động của xe cơ bản vẫn tương đương nguyên bản, với tốc độ tối đa 70km/h trên đường nhựa, 10km/h khi lội nước.
Sprut-SDM1 được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực cho binh lính, đồng thời tiêu diệt lực lượng thiết giáp và căn cứ kiên cố. Nhược điểm duy nhất của Sprut là vỏ giáp mỏng, không thể chịu được các loại vũ khí chống tăng bộ binh; tuy nhiên, việc này là do xe phải có trọng lượng nhẹ để dễ dàng cơ động đường biển từ tàu đổ bộ hoặc là “nhảy dù” từ máy bay vận tải.
Indonesia là quốc gia vạn đảo, nên nhiệm vụ bảo vệ, tái chiếm các đảo, chiến đấu hiệu quả với lực lượng thiết giáp đối phương luôn được lực lượng lục quân, hải quân và thủy quân lục chiến Indonesia đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, Sprut-SDM1 hứa hẹn sẽ là “cánh tay đắc lực” đem lại ưu thế rõ rệt cho quân đội nước này trong tác chiến đổ bộ đường không và đường biển.

Sát thủ diệt tăng Nga sẽ về Việt Nam cùng với T-90S?

(Kiến Thức) - Theo Alexander Mikheyev – Giám đốc điều hành Tập đoàn Rosoboronexport, nhiều quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam dành mối quan tâm đặc biệt cho tổ hợp pháo tự hành chống tăng Sprut-SD, “cộng sự” không thể thiếu đối với T-90.

Sat thu diet tang Nga se ve Viet Nam cung voi T-90S?
 Trả lời phỏng vấn TASS gần đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport – ông Alexander Mikheyev tiết lộ, một số quốc gia Đông Nam Á đang dành sự quan tâm đặc biệt cho tổ hợp pháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut-SD mà cụ thể là biến thể Sprut-SDM1. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Báo Mỹ: Việt Nam là quốc gia không thể bị chinh phục

(Kiến Thức) - Theo trang “We are the Mighty”, Việt Nam đứng đầu trong danh sách 5 quốc gia không thể bị chinh phục bởi bất cứ đạo quân xâm lược nào dựa trên vòng xoáy của lịch sử trong suốt hàng trăm năm qua.

Bao My: Viet Nam la quoc gia khong the bi chinh phuc
 Cũng theo “We are the Mighty”, cuộc chiến gần đây nhất mà người Mỹ mang đến Việt Nam là chỉ một trong hàng chục cuộc kháng chiến của Việt Nam chống lại các đạo quân xâm lược. Cũng cần nhắc lại rằng trong quá khứ, Việt Nam là một trong số những quốc gia hiếm hoi đánh bại đội quân Mông Cổ vốn đang làm điên đảo cả châu Á lẫn châu Âu trong suốt thế kỷ thứ 13. Nguồn ảnh: Tư liệu.