Phương Tây chọn “chống khủng bố” hay “chiến tranh lạnh mới”?

(Kiến Thức) - Sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, các nhà hoạch định chính sách phương Tây  phải lựa chọn giữa "cuộc chiến chống khủng bố" và "cuộc chiến tranh lạnh mới".  

Nga và phương Tây cần phải quyết định xem cái gì là quan trọng hơn: chống khủng bố hay tranh giành lợi ích ở Trung Đông.
Phuong Tay phai chon “chong khung bo” hay “chien tranh lanh moi”
Ứng viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders:  "Chúng ta phải... mở rộng liên minh mới để bao gồm cả Nga và các thành viên của Liên đoàn Ả-rập”. 
Bất chấp tình trạng chia rẽ giữa Nga và phương Tây, các cuộc tấn công khủng bố ở Paris tạo ra một sự chuyển dịch đầy kịch tính, lớn hơn nhiều so với các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.
Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất tiến hành một cuộc chiến chống khủng bố,  trong đó Nga và Mỹ sẽ đoàn kết chống các nhóm khủng bố trên toàn thế giới. Ý tưởng này đã bị bác bỏ  vào thời điểm đó, khi Nga bị sa vào cuộc xung đột Chechnya và  quân đội nước này quá yếu để tham gia các chiến dịch lớn trên thế giới.
Với các cuộc tấn công Paris, phương tiện truyền thông bắt đầu nhìn vào vai trò của phương Tây  trong việc kích động khủng bố thánh chiến, trong khi vai trò của Nga ở Syria bắt đầu cho thấy rằng Moscow có thể là một đối tác quan trọng trong một liên minh chống chủ nghĩa khủng bố.
Trong một bài viết, nhà báo Nga Oleg Kashin nhận định:  "Các cuộc tấn công đánh sập Tháp đôi (ở New York) là đánh vào đầu não, trong khi các cuộc tấn công ở Paris lại đánh vào trái tim”.
Nhà bình luận bảo thủ Mỹ Matt Purple viết trên tạp chí The National Interest:  “Sau khi vụ  9/11 (tấn công khủng bố ở Mỹ), vấn đề ở chỗ  chúng ta không có một chiến lược chống khủng bố. Sau vụ 13/11 (các vụ tấn công khủng bố ở Paris), vấn đề lại là chiến lược chống khủng bố của chúng ta  dường như không hiệu quả”.
Nhà phân tích Mark Purple  cho rằng việc phải lựa chọn giữa "cuộc chiến chống khủng bố" và "cuộc chiến tranh lạnh mới" là một quyết định quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách phương Tây.  Ông viết: “Mỹ đã lật đổ Saddam Hussein,  Moammar Gaddafi  và hành động này đã giúp thủ tiêu trật tự cũ xuyên qua một phần rộng lớn ở Trung Đông. Trong khí đó, ISIS lại  là một ứng cử viên nặng ký cho trật tự mới (mà Mỹ đã tạo ra)”.  Ông Purple  cho rằng Mỹ hoặc phải làm việc với Tổng thống Nga Vladimir  Putin và Tổng thống Syria Bashar  al-Assad hoặc phải tìm kiếm một giải pháp gạt bỏ Assad.
Ý tưởng này cũng đã lan vào quang phổ chính trị Mỹ, nơi ứng viên tổng thống Bernie Sanders kêu gọi NATO mới nên bao gồm Nga chứ không phải chống lại Moscow.
Phát biểu tại Đại học Georgetown, ứng viên tổng thống  Bernie Sanders nói: “Chúng ta phải tạo ra một tổ chức giống như NATO để đương đầu với những mối đe dọa an ninh của thế kỷ 21.... Chúng ta phải làm việc với các đối tác NATO  và mở rộng liên minh mới để  bao gồm cả Nga và các thành viên của Liên đoàn Ả-rập”.

Nghị sĩ Mỹ đòi chính quyền Obama tập trung diệt trừ IS

(Kiến Thức) - Các nghị sĩ Mỹ thúc giục chính quyền Obama chấm dứt mưu toan lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad và tập trung mọi nỗ lực vào việc diệt trừ IS.

Đáng chú ý là các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ đã liên minh với nhau trong việc đưa ra yêu cầu này.
Nghi si My doi chinh quyen Obama tap trung diet tru IS
Các nghị sĩ Dân chủ, Cộng hòa đòi chính quyền Obama chấm dứt "cuộc chiến tranh bất hợp pháp" nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tập trung diệt trừ IS.
Ngày 20/11, Hạ nghị sĩ Dân chủ Tulsi Gabbard và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Austin Scott đã cùng nhau trình lên một dự luật kêu gọi chính quyền Obama chấm dứt "cuộc chiến tranh bất hợp pháp" nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tập trung diệt trừ IS.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tiêu diệt IS?”, nhật báo La Croix đề cập đến các khía cạnh chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo.

Trước hết, cần thiết lập một liên minh quốc tế thực sự để tiêu diệt IS. Ngày 16/11, phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định: “Bashar al-Assad không thể là lối thoát trong một giải pháp chính trị, nhưng kẻ thù của chúng ta ở Syria chính là Daesh (Nhà nước Hồi giáo)”.  Ông Hollande kêu gọi “tập hợp tất cả những ai có thể thực sự đấu tranh chống đội quân khủng bố này, trong khuôn khổ một liên minh quy mô và duy nhất”.
The gioi lam the nao de tieu diet IS?
Tổng thống Nga Vladinir Putin "liên thủ " với Tổng thống Pháp 
François Hollande trong cuộc chiến chống IS.
Như vậy kể từ nay, số phận của Assad đã trở nên thứ yếu. Các cường quốc - trong đó có Mỹ, Nga và Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia Ả Rập, Iran -  hôm 14/11 đã thỏa thuận về lịch trình chuyển đổi chính trị tại Syria để lập ra một chính phủ chuyển tiếp trong vòng 6 tháng tới, và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Liên minh chống thánh chiến cần phải vượt qua những bất đồng quan trọng về số phận của Tổng thống Syria và về các mục tiêu không kích.